Hỏi và đáp trực tuyến theo chuyên đề tháng 09/2010: " Chăm sóc trẻ sơ sinh "
Chào bác sĩ,
Chào bác sĩ,
Chào bác sĩ,
Không hiểu sao trẻ của em ọc sữa mỗi khi bé bú. Không biết dạ dày của cháu có vấn đề gì không? Bác sĩ có thể chỉ em làm sao để trẻ không bị ọc. Bé nhà cháu khoảng 1 tháng rưỡi.
K.P
Chào bác sĩ,
P.H
Thưa bác sĩ cho em hỏi vấn đề con của em vừa mới sinh hơn 1 tháng tuổi.
- Sau con mắt bên phải rỉ ghèn hoài? (bên trái không có ), xin bác sĩ tư vấn và cho em lời khuyên ạ.
- Vàng da ngay mí mắt và mặt nữa, xin bác sĩ tư vấn dùm em. Mà hơn 1 tháng bé vẫn không hết. Hơn 9 tháng 10 ngày bé chào đời khoảng gần 10 tháng.
- Lúc đầu em chưa có thai, 2 bên nách bình thường, khi mang thai thì nách bên phải sưng lên và bự ra (giống như khối u vậy ), bóp vô thì nó mềm, khi sinh xong thì nó xẹp xuống mà không hết vẫn còn 1 cục nhỏ, vậy xin thưa bác sĩ có ảnh hưởng tới sữa cho con bú hay không? Vì bé còn nhỏ chưa bú bình được nên không đi khám được, xin bác sĩ tư vấn dùm em.
Em kính mong bác sĩ tư vấn dùm em vì em lo lắm. Em cảm ơn bác sĩ
N.T.H
BS. Nguyễn Thị Thanh Bình: Chào em,
Con mắt bên trái của bé rỉ ghèn hoài có thể do nghẹt đường dẫn nước mắt, thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nên nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý 0,9%, lau nhẹ nhàng sau đó, mỗi ngày 2 lần. Nên đưa bé đi khám ở bệnh viện Mắt hoặc chuyên khoa Mắt của BV Nhi Đồng để được hướng dẫn cụ thể hơn.
Nếu cháu đã hơn 1 tháng tuổi mà vẫn còn vàng da ở mắt và mặt nữa thì nên đưa đi khám ở các phòng khám Nhi sơ sinh. Có thể thấy vàng da kéo dài như vậy ở trẻ hoàn toàn bú mẹ, nếu em bé bú tốt, đi tiêu đều đặn mỗi ngày, đi tiểu nhiều và lên cân tốt thì chỉ cần theo dõi tại các phòng khám là được.
Có thể do tuyến vú phát triển khi mang thai gây nên tình trạng như vậy. Nếu 2 vú vẫn tiết nhiều sữa thì vẫn cho con bú bình thường. Theo dõi khối u nhỏ bên nách thường xuyên, nếu thấy nó lớn lên thêm thì đi khám ở các phòng khám phụ khoa.
Em mới vừa sinh bé được khoảng 3 tuần bằng biện pháp mổ lấy thai, bác sĩ cho em hỏi sao trên da em bé hay nổi những mụn nhỏ trông như nổi rôm sẩy khắp người và rốn sau khi rụng thì có chảy một chút xíu nước vàng, không biết có nguy hiểm gì cho bé hay không? Em cảm ơn!
babymk1701@.....com
Rốn vừa rụng có thể rịn một ít nước vàng trong 1-2 ngày sau đó. Chỉ cần dùng tăm bông lau nhẹ nhàng cho khô sạch là được. Quan sát da chung quanh rốn, nếu thấy bình thường, không đỏ là tốt ; nếu thấy đỏ thì em nên đưa đi khám ở cơ sở y tế.
Chào bác sĩ,
V.A
Chào bác sĩ,
Trẻ sơ sinh có cần phải bổ sung nước cho trẻ khi trẻ vẫn bú mẹ bình thường không?
M.L
BS. Nguyễn Thị Thanh Bình Cố vấn khoa Sơ sinh |
BS. Nguyễn Thị Thanh Bình: Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn thì không cần bổ sung thêm nước cho đến khi trẻ được 2 tháng tuổi. Sau 2 tháng tuổi có thể cho trẻ uống thêm ít nước chín hay nước ép trái cây hoặc nước rau luộc .
Cám ơn bác sĩ.
Em vừa mới xuất viện, cháu bé của em thì chưa rụng rốn. Vì là lần đầu tiên có cháu nên em không biết cách chăm sóc rốn như thế nào khi tắm bé. Em cảm thấy lo mỗi khi tắm trẻ sợ rốn bị nhiễm trùng.
T.T
BS. Nguyễn Thị Thanh Bình: Khi rốn bé chưa rụng thì nên tắm bé từng phần :
+ Trước tiên rửa mặt, gội đầu, lau khô ráo .
+ Tiếp theo dùng khăn ướt lau sạch cổ, nách, ngực, lưng, tay và chân bé .
+ Vùng mông rửa sạch sau cùng.
+ Sau đó đặt bé lên một khăn lông và lau khô rồi mới làm rốn với một khăn nhỏ mềm, lau chung quanh chân rốn cho khô rồi để hở rốn là tốt nhất. Như thế rốn sẽ khô và rụng hoàn toàn, thông thường là từ 5 đến 10 ngày sau sinh.
Nên quấn tả dưới rốn và mặc áo che phủ rốn .
Chào các bác sĩ,
Anglebaby
BS. Nguyễn Thị Thanh Bình: Nên cho bé bú sữa mẹ ngay sau sinh trong vòng 1 giờ đầu là tốt nhất, nếu bà mẹ sanh thường và khoẻ mạnh. Sau sinh, thông thường ít nhất bà mẹ sẽ nằm viện 3 ngày, trong thời gian này nhân viên y tế sẽ hướng dẫn cụ thể, tuỳ theo từng trường hợp, cách chăm sóc và nuôi dưỡng em bé .
Cám ơn các độc giả đã gửi câu hỏi vào chuyên mục. Những câu hỏi không thuộc chuyên mục kỳ này sẽ được phúc đáp trong chuyên mục Diễn đàn
Chị B.T.H.N 34 tuổi, nhà ở Thủ Đức – TP HCM. Sau khi lập gia đình được hơn 1 năm mà chưa có tin vui, 2 vợ chồng nôn nóng, mong chờ trễ kinh nhưng đợi mãi vẫn không thấy gì nên cuối cùng đi khám bác sĩ nhờ can thiệp hỗ trợ. Sáu tháng canh trứng nhưng vẫn thật bại, đến đầu tháng 3/2024 bác sĩ quyết định tiêm 5 mũi thuốc kích thích trứng để làm IUI. Sau đó chị có tin vui thử que 2 vạch và thử beta HCG máu thấy có thai 2 vợ chồng vô cùng mừng rỡ.
Tiếp theo hành trình trở thành Trung tâm đào tạo Hồi sức sơ sinh chuẩn Châu Âu tại Việt Nam vào tháng 5/2024 đã đánh dấu một cột mốc đáng tự hào của bệnh viện Từ Dũ. Hôm nay bệnh viện Từ Dũ hân hạnh chào đón Bà Alexandra Smith - Tổng Lãnh sự quán Anh, Giám đốc Thương mại tại Việt Nam; Bà Suzanna Lubran, Giám đốc sáng lập Newborns Việt Nam; Ông Gary Hartnoll - Giám đốc chương trình tập huấn Hồi sức sơ sinh cùng đội ngũ giảng viên, phiên dịch viên và nhà tài trợ, chiến lược cho chương trình đào tạo Hồi sức sơ sinh.
Ngày 26/10/2024, Bệnh viện Từ Dũ tổ chức Hội thảo khoa học Điều dưỡng, Hộ sinh và Kỹ thuật y với chuyên đề "Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh." Đây là sự kiện đặc biệt hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật y đang công tác tại bệnh viện và các cơ sở y tế liên quan.
Ngày 25/10/2024, Bệnh viện Từ Dũ đã vinh dự tiếp đón đoàn Hội Negaukai từ Nhật Bản, do Giáo sư. Bác sĩ Fujimoto Bunro, Chủ tịch Hội, dẫn đầu. GS.BS Fujimoto Bunro là người đã trực tiếp tham gia ca mổ Việt Đức thành công ngày 04/10/1988. Về phía bệnh viện Từ Dũ
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng là người đã cống hiến gần cả đời tìm hiểu điều "bí ẩn khủng khiếp" gây hậu quả bi thảm với nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam, là người đặt nền móng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, "mẹ đẻ" cô đỡ thôn bản, khởi xướng chương trình "Ươm mầm hạnh phúc".
Thời gian đón tiếp người bệnh: 04g30
Thời gian làm việc: 06g30