Hỏi và đáp trực tuyến theo chuyên đề tháng 11/2010: " Phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh "
ThS. BS. Lê Ngọc Diệp: Chị đang có những dấu hiệu của giai đoạn tiền mãn kinh: rối loạn kinh nguyệt, cơn bốc hỏa, thay đổi tâm sinh lý... Khám phụ khoa thông thường chỉ xác định các bệnh lý phụ khoa thông thường và tầm soát ung thư cổ tử cung, u vú… Trường hợp của chị cần được khám và tư vấn mãn kinh để được hỗ trợ y tế tốt hơn nhằm vượt qua giai đoạn này. Thân chào.
ThS. BS. Lê Ngọc Diệp: Ở nhóm tuổi của chị, rong kinh- rong huyết có thể do nguyên nhân lành tính (biến chứng do mang thai, u xơ tử cung, polype cổ tử cung, rối loạn tiền mãn kinh, mãn kinh...) hoặc ác tính (ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng…). Chị cần được khám phụ khoa ngay và làm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân giúp điều trị kịp thời.
Tôi xin hỏi một số vấn đề như sau: hay bị chóng mặt, bóc hỏa. Xin cho hỏi đó có phải là hiện tượng tiền mãn kinh không? Vậy thời gian bao lâu thì hết. Và nó sẽ diễn tiến như thế nào? Cách điều trị?
![]() ThS. BS. Lê Ngọc Diệp |
Để hạn chế cảm giác khó chịu của cơn bốc hỏa, chị nên tránh dùng các thức uống có cồn, cà phê, không hút thuốc, sử dụng các trang phục rộng rãi, thoáng mát. Khi có cảm giác bắc đầu cơn bốc hoả, chị nên uống liền một ly nước mát. Làm việc trong môi trường có nhiệt độ phù hợp (có quạt, máy lạnh..) sẽ giúp cải thiện cảm giác khó chịu của cơn bốc hoả. Chúc chị mau chóng vượt qua giai đoạn khó khăn này.
TS. BS. Huỳnh Thị Thu Thủy: Chị mãn kinh đã 2 năm và khô teo âm đạo gây đau khi quan hệ tình dục làm cho chị sợ gần gũi với chồng và cảm giác sợ. Dấu hiệu này rất thường xảy ra ở phụ nữ mãn kinh. Chị có thể điều trị bằng cách sử dụng chất bôi trơn âm đạo âm hộ khi quan hệ hoặc uống các loại thực phẩm chức năng như Spacap hoặc sử dụng nội tiết thay thế. Tốt nhất chị nên đến các phòng khám tiền mãn kinh và mãn kinh để được cung cấp thông tin và được tư vấn
TS. BS. Huỳnh Thị Thu Thủy: Chị đã cắt bỏ tử cung và hiện nay chị đã 52 tuổi nên 2 buồng trứng của chị cũng không còn hoạt động để tiết ra 2 chất nội tiết tố nữ quan trọng là Estrogen và Progesterone. Các biểu hiện mà chị có là do thiếu hụt 2 chất nội tiết tố này. Tốt nhất chị nên đến các phòng khám tiền mãn kinh và mãn kinh để được cung cấp thông tin và được tư vấn để xem có thể sử dụng nội tiết tố thay thế hay không.
Kính gửi Bác sĩ, Mẹ em năm nay 47tuổi, khoảng mấy năm gần đây hay bị nôn và cảm giác lạnh (gai người, khoảng thời gian bị không cố định, có khi hai ba tháng bị 1 lần từ 1-2 ngày,đi khám thì được chuẩn đoán là Rối loạn tiền đình, nhưng theo em được biết thì Hội chứng Rối loạn tiền đình bao gồm nhức đầu, chóng mặt, nôn..Bác sĩ có thể cho em biết bệnh của mẹ em có phải là Rối loạn tiền đình không ạ ? Có phương pháp nào chữa hết bệnh không ạ ? Mong bác sĩ trả lời sớm giúp em, Em cảm ơn Bác sĩ rất rất nhiều ạ .
L.A
TS. BS. Huỳnh Thị Thu Thủy: Về rối loạn tiền đình thỉ em phải hỏi bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh. Tuy nhiên, ớn lạnh cũng là một dấu hiệu suy giảm nội tiết đột ngột ở phụ nữ vào những ngày sắp hành kinh, cũng là một dấu hiệu của hội chứng tiền kinh (sắp có kinh). Nhưng ở độ tuổi của mẹ em có thể có rối loạn tiền mãn kinh, mãn kinh. Em nên đưa mẹ đi kiểm tra tình trạng nội tiết để có phương pháp điều trị tốt nhất.
Chào bác sĩ,
Tôi muốn hỏi tôi đang trong giai đoạn tiền mãn kinh, phải nói rằng giai đoạn này làm cơ thể tôi cảm thấy khó chịu. Không biết có chế độ ăn uống gì để có thể giúp tôi qua giai đoạn tiền mãn kinh. Cám ơn bác sĩ nhiều.
ThS. BS. Lê Ngọc Diệp: Cần cân bằng chế độ dinh dưỡng, ăn uống đầy đủ các chất, nên ăn cơm gạo trắng thường ngày có xen lẫn gạo lức để bổ sung nhiều vitamin nhóm B, bổ sung lượng calcium có trong bơ sữa, yaourt giúp làm giảm thay đổi tính khí, đau đầu, tăng lượng magnesium có trong trái cây, rau quả, đồng thời qua đó tăng lượng serotonin giúp giảm stress. Nên ăn dưa hấu để cung cấp một phần chất xơ và nước sẽ giúp cơ thể chống được táo bón và đặc biệt cơ thể cần một lượng nước cho cơ thể.
Tránh các thức ăn có nhiều muối, dùng nhiều thức ăn giàu kali như cam, quýt, chuối, tránh các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá. Cần tập thể dục thể thao thường xuyên để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và giúp máu tuần hoàn đều khắp cơ thể. Thể dục với các bài tập phù hợp sẽ giúp duy trì vóc dáng gọn gàng, giúp tinh thần minh mẫn, lạc quan…
Được sự chấp thuận của Ban Thường vụ Quận ủy Quận 1, Ban Chấp hành Đảng bộ Bệnh viện Từ Dũ, ngày 21/06/2025 Bệnh viện Từ Dũ đã long trọng tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025-2030 – một sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ, hướng tới tương lai để phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
Sáng ngày 9 tháng 6 năm 2025, Bệnh viện Từ Dũ vinh dự đón tiếp Đoàn Lãnh đạo Bộ Y tế và Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đến thăm và chúc mừng thành công của ca can thiệp thông tim bào thai cho sản phụ người Singapore – một cột mốc quan trọng, đánh dấu bước tiến vượt bậc trong kỹ thuật can thiệp bào thai tại Việt Nam.
Căn cứ kí hợp tác MoU giữa Bệnh viện Từ Dũ và công ty GE Healthcare Việt Nam và Công ty TNHH kỹ thuật Y Tế Toàn Diện về hỗ trợ máy siêu âm mô hình Opus và trạm mô phỏng để trang bị cho Trung tâm đào tạo siêu âm mô phỏng chuẩn Châu Âu.
Chiều ngày 2/6, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được cùng với nhiều sở ngành của Thành phố đã đến thăm và trao tặng bằng khen cho ekip can thiệp bào thai của Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã thực hiện thành công can thiệp tim bào thai cho một sản phụ người Singapore, ghi nhận một thành tựu nổi bật của y học Việt Nam.
Hôm nay (30/5), Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gửi thư khen tới cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế cùng tập thể lãnh đạo Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM).
Ngày 28/5/2025, một ca can thiệp tim bào thai phức tạp đã được thực hiện thành công tại Bệnh viện Từ Dũ với sự phối hợp của Bệnh viện Nhi Đồng 1, mở ra hy vọng sống cho một thai nhi mắc dị tật tim bẩm sinh nặng. Đây là ca khó nhất trong số 9 ca can thiệp tim bào thai tại BV Từ Dũ tính đến thời điểm hiện tại, do nhiều yếu tố bất lợi liên quan đến tuổi thai, giải phẫu tim và tư thế thai nhi.
Thai phụ K. W. S. 41 tuổi, người Singapore, mang thai lần đầu sau hơn 10 năm hiếm muộn, nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Dự sinh tháng 9/2025. Chị K. thực hiện IVF và theo dõi thai kỳ tại hai bệnh viện lớn tại Singapore (KK Women’s and Children’s Hospital và Singapore General Hospital). Hành trình thai kỳ của cô không hề suôn sẻ. Từ tuần thứ 18, các bác sĩ tại đây đã phát hiện thai nhi có bất thường về tim mạch, với tình trạng hở van hai lá nặng và thông liên thất. Tình hình ngày càng nghiêm trọng hơn khi ở tuần thứ 21, siêu âm tim thai cho thấy hẹp van động mạch chủ nặng, van hai lá dày, hở van hai lá nặng và thiểu sản thất trái. Niềm hạnh phúc của một người mẹ vừa chớm nở đã bị vụt tắt khi bác sĩ tại Singapore khuyên nên “chấm dứt thai kỳ” vì bệnh tim bẩm sinh của thai quá nặng, không có cơ hội sống. Tuy nhiên với hy vọng tìm kiếm cơ hội cho con, chị và các bác sĩ tại đây đã tìm kiếm thông tin quốc tế về can thiệp tim bào thai và quyết định giới thiệu chị đến Bệnh viện Từ Dũ – cơ sở đầu tiên tại Đông Nam Á thực hiện được kỹ thuật này.