Nhân một trường hợp bác sĩ sản khoa bị nhau cài răng lược: bàn về hậu quả của mổ lấy thai
Bác sĩ sản khoa bị nhau cài răng lược (NCRL): Hơn ai hết, tôi hiểu các nguy cơ đối với mình.
Ngày 18/12/2018, BS Vương Đình Bảo Anh – Phó trưởng khoa Sản A và các đồng sự, gồm các bác sĩ Sản – phụ khoa, Gây mê hồi sức, Ngân hàng máu…, đã phối hợp thực hiện thành công việc bảo tồn tử cung (không cắt tử cung) cho một bác sĩ cũng đang công tác trong ngành sản phụ khoa tại tỉnh Đồng Nai.
Cuộc phẫu thuật thực hiện lúc 9giờ10 trong tình trạng mẹ nhau cài răng lược percreta diện rộng, bàng quang dính với thân tử cung và thành bụng trước, xâm lấn đến thanh mạc tử cung diện rộng khoảng 8 -10cm, cơ tử cung lành còn lại trên 2cm trên cổ tử cung, đoạn dưới tử cung rất nhiều mạch máu tân sinh.
Đây là trường hợp nhau cài răng lược thể nặng, thường phải tiến hành cắt tử cung. Nhưng với kinh nghiệm đã thực hiện rất nhiều ca bảo tồn tử cung trong nhau cài răng lược, các bác sĩ đã quyết định giữ tử cung cho sản phụ. Kíp mổ đã tiến hành bóc tách bàng quang khỏi cơ tử cung đoạn dưới, phân lập vùng nhau xâm lấn, rạch ngang đoạn dưới tử cung trên vết mổ cũ, lách giữa cơ tử cung và bánh nhau lên trên, chạm - phá túi ối, đưa vào đời một bé gái 2600gr, khóc to khi hồi sức, được chuyển sang khoa Sơ sinh để theo dõi; sau đó tiến hành xén phần cơ tử cung có nhau xâm lấn sâu, thắt động mạch tử cung, khâu cầm máu diện nhau bám, may mũi B-Lynch ngang bảo tồn tử cung. Cuộc mổ thành công với tổng lượng máu mất chỉ khoảng 0,5lít trên cơ địa của sản phụ thiếu máu nặng do Thalassemia.
Bản thân là một bác sĩ sản khoa, chi Đ.T.C. biết rõ các nguy cơ nghiêm trọng của bệnh lý NCRL thể percreta (thể nặng) đối với sản phụ. Là phụ nữ làm việc trong môi trường chăm sóc sức khỏe sinh sản cho những người làm mẹ, làm vợ, hơn ai hết, chi C. thấu hiểu kíp mổ đã nỗ lực như thế nào để giữ lại tử cung cho mình. Chi C. tâm sự: “Vì tình trạng sức khỏe của tôi không tốt - mắc thalassemia bẩm sinh và đã có một lần sinh mổ năm 2016 do thai bất xứng đầu chậu, lần này khám thai, biết được tình trạng bệnh lúc thai 24 tuần, tuy rất lo lắng nhưng bản thân cố gắng không tạo sự căng thẳng cho mình, đồng thời luôn nhận được sự động viên, hỗ trợ từ phía gia đình và đồng nghiệp để có được một cuộc sinh nở bình an. Các bác sĩ sản khoa của Bệnh viện Từ Dũ có trình độ chuyên môn cao, nhất là trong việc xử trí các trường hợp nhau cài răng lược, bảo tồn và giữ được tử cung cho các sản phụ trẻ. Chắc chắn một điều là khi sức khỏe, cuộc sống của mẹ và bé sau khi sinh được hoàn toàn bình phục, ổn định, tôi sẽ đăng ký tham gia khóa đào tạo chuyên khoa Sản do Bệnh viện Từ Dũ tổ chức để nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn cho công tác tư vấn và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại bệnh viện nơi đang công tác, đặc biệt là phương pháp chẩn đoán và điều trị NCRL”.
Câu chuyện nóng: Mổ lấy thai ngày càng nhiều và các hệ lụy
Trao đổi về câu chuyện rất nóng của ngành sản khoa trong bối cảnh tỷ lệ mổ lấy thai rất cao, các sản phụ và thân nhân có xu hướng yêu cầu sinh mổ ngày càng nhiều, Bác sĩ Chuyên khoa II Vương Đình Bảo Anh, Phó Trưởng khoa Sản A – Bệnh viện Từ Dũ, cho biết:
Trước đây nhau cài răng lược là một bệnh hiếm gặp, ít được quan tâm và chẩn đoán dễ bị bỏ sót. Tuy nhiên, gần đây bệnh này đã tăng lên nhiều do chỉ định mổ lấy thai rộng rãi hơn và có những trường hợp mổ theo yêu cầu. Những hậu quả nặng nề do nhau cài răng lược trên vết mổ lấy thai cũ gây ra, mang đến một gánh nặng mà ngành y tế phải giải quyết. Là bệnh viện chuyên khoa phụ – sản đầu ngành phụ trách 22 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, Bệnh viện Từ Dũ tiếp nhận điều trị cho hầu hết các trường hợp nhau cài răng lược thể nặng, trong điều kiện các đơn vị y tế tuyến tỉnh hiện còn thiếu phương tiện, kinh nghiệm và kỹ năng lâm sàng sản khoa.
Theo nghiên cứu tại Khoa Sản A – Bệnh viện Từ Dũ đã được báo cáo tại Hội nghị Việt – Pháp (TP HCM) và Hội nghị Siêu âm sản phụ khoa thế giới (ISOUG – Singapore) năm 2018, những phụ nữ đã mổ lấy thai lần 1 thì nguy cơ bị nhau cài răng ở lần mang thai tiếp theo tăng 4,5 lần so với người sanh thường; còn mổ lấy thai hai lần trở lên thì nguy cơ bị nhau cài răng lược tăng gấp 11,3 lần. Những phụ nữ đã từng sinh con bằng phương pháp mổ lấy thai có nguy cơ mắc nhau cài răng lược cao hơn những phụ nữ sinh thường do có vết sẹo mổ ở thành tử cung. Ở sản phụ không có vết mổ cũ, nhau tiền đạo kèm nhau cài răng lược chiếm 9,4%, nhưng ở người có một lần mổ lấy thai tần suất là 21,1%, nếu có hai lần mổ lấy thai tỉ lệ này là 47,6%.Tại khoa Sản A – Bệnh viện Từ Dũ, tần suất nhau cài răng lược từ năm 2016 đến 2018 ghi nhận được, ngày càng tăng:
NCRL là một thai kỳ nguy cơ cao cho cả mẹ và con do thai non tháng nhưng không có dấu hiệu cảnh báo đặc hiệu. Chẩn đoán NCRL chủ yếu qua siêu âm, nên vai trò của siêu âm trong chẩn đoán NCRL ở nhóm bệnh nhân nguy cơ cao là rất lớn. Tuy nhiên trường hợp nguy hiểm nhất chính là không phát hiện bệnh trước khi sinh nên khi chuyển dạ, xuất huyết không thể kiểm soát sau khi lấy nhau, dẫn đến nguy cơ tử vong, khiến sản phụ sẽ bị cắt tử cung để bảo toàn tính mạng, nhưng cắt tử cung sẽ đem lại sự hụt hẫng tâm lý lâu dài cho người phụ nữ. Do đó, xu hướng hiện nay của Liên đoàn sản phụ khoa thế giới (FIGO) là tìm mọi biện pháp can thiệp để giảm thiểu các tai biến do NCRL, đồng thời bảo tồn tử cung cho sản phụ.
Tại Bệnh viện Từ Dũ, tỷ lệ bảo tồn tử cung cho bệnh nhân NCRL trên vết mổ củ ghi nhận được trong trong số các ca mổ lấy thai các năm, đặc biệt đối với các bệnh lý NCRL thể percreta. Cụ thể:
2016 |
2017 |
1/2018 – 11/2018 |
36,7% |
46% |
50% |
Tỷ lệ tử vong trên thế giới đối với NCRL theo FIGO báo cáo là từ 1 – 7%. Tại Bệnh viện Từ Dũ, trong 5 năm gần đây không ghi nhận các trường hợp tử vong hay biến chứng nặng do NCRL. Bên cạnh đó, hiện nay, với sự phát triển ngày càng cao của kỹ thuật siêu âm chẩn đoán tiền sản, đã góp phần quan trọng trong việc chẩn đoán sớm và đánh giá các thể NCRL, giúp cho việc lên kế hoạch phẫu thuật được an toàn và thành công.
Giảm tỷ lệ mổ lấy thai: trách nhiệm không chỉ ở các bác sĩ sản khoa
Trước trình trạng mổ lấy thai đang ngày càng trở nên phổ biến trong một bộ phận không nhỏ các sản phụ cùng với quan niệm chọn ngày, giờ “đẹp” cho việc chào đời của bé con đối với không ít gia đình, hậu quả dẫn đến cho sức khỏe các bà mẹ vào những lần mang thai tiếp theo sẽ ngày càng nghiêm trọng.
Việc theo dõi thai kỳ cho phụ nữ đã có vết mổ cũ mổ lấy thai đòi hỏi sự chặt chẽ cùng với sự tuân thủ của chính sản phụ và thân nhân. Sản phụ có càng nhiều vết mổ trên tử cung càng có nguy cơ nhau cài răng lược. Chính vì vậy, tại Bệnh viện Từ Dũ, nếu đúng chỉ định, các bác sĩ khuyến khích thai phụ có vết mổ cũ mổ lấy thai sinh thường, dù việc theo dõi này đòi hỏi rất nhiều công sức của nhân viên y tế. Mặt khác, việc chỉ định mổ lấy thai của Bệnh viện Từ Dũ cũng được giám sát nghiêm ngặt nhằm mang đến một tương lai sản khoa an toàn cho phụ nữ. Trong thời gian gần đây, bên cạnh tỷ lệ sản phụ bị nhau cài răng lược tăng lên rõ rệt thì số phụ nữ phải nhập viện để điều trị thai bám sẹo vết mổ cũ cũng gia tăng “chóng mặt”. Điều trị thai bám sẹo mổ lấy thai, người bệnh không chỉ tốn rất nhiều thời gian nằm viện, đi lại tái khám, theo dõi, mà chính bác sĩ cũng phải “cân não” để quyết định phương pháp can thiệp có khả năng giữ lại tử cung cho bệnh nhân. Tuy vậy, cũng đã có nhiều phụ nữ đã phải cắt tử cung do khối nhau bám vào vết mổ cũ xâm lấn quá sâu vào các cơ quan lân cận.
Mổ lấy thai không phải là phương pháp sinh an toàn hơn sinh ngả âm đạo như nhiều người vẫn nghĩ. Bản thân tất cả các phương pháp phẫu thuật đều tiềm ẩn những nguy cơ như dị ứng thuốc tê, thuốc mê, nhiễm trùng, tụ máu vết mổ… Xa hơn nữa, là NCRL cho lần mang thai sau vì thai bám sẹo mổ cũ, khuyết hở sẹo mổ lấy thai gây rong huyết, khó khăn trong hỗ trợ sinh sản cho những phụ nữ hiếm muộn…, là những biến chứng khó can thiệp. Vì vậy, Bệnh viện Từ Dũ không ngừng nâng cao nhận thức của cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe cho thai phụ, ở khía cạnh chọn ngả sinh con phù hợp.Cùng với những khuyến cáo của thế giới, để hạn chế gánh nặng cho ngành sản – phụ khoa cũng như đem lại sự an toàn cho sản phụ khi sinh, tránh được những kết cục xấu cho mẹ và con; chiến lược của Bệnh viện Từ Dũ là giảm tỷ lệ mổ lấy thai, đặc biệt đối với những phụ nữ mổ lấy thai lần đầu.
(LD-MT)
Sáng nay ngày 20/1/2025 Bệnh viện Từ Dũ Hân hạnh đón tiếp BS CKII Đào Văn Sinh - Trưởng văn phòng 2 đại diện Bộ y tế phía Nam đến thăm và chúc Tết.
Bệnh viện cũng đã thực hiện đúng tinh thần của UBND là trở thành trung tâm đào tạo, kết nối, chuyển giao hỗ trợ cho các tỉnh lân cận để mọi người cùng nhau phát triển, đây cũng là việc làm thực hiện rất đúng tinh thần của Thành phố nghĩa tình. Những định hướng của bệnh viện đã có và có tầm nhìn chiến lược rất xa, Bà rất mong bệnh viện sẽ có những giải pháp hiệu quả để thực thi những công trình mới. Thay mặt Lãnh đạo Thành phố, Bà trân trọng ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu, kết quả đạt được của bệnh viện Từ Dũ cũng như Sở y tế Thành phố trong năm qua. Bà gửi lời chúc mừng những thành tựu về khoa học và quản lý của bệnh viện. Bà chúc cho bệnh viện trong năm 2025 sẽ vươn mình bứt phá vươn tầm khu vực và thế giới, chúc Ban lãnh đạo bệnh viện và toàn thể viên chức người lao động sẽ đồng lòng chung sức xây dựng bệnh viện trong một kỷ nguyên mới.
Nhằm tôn vinh giá trị nhân văn và phát huy tinh thần sáng tạo trong đội ngũ y bác sĩ, Bệnh viện Từ Dũ đã tổ chức Hội thi Tài năng 2025 với chủ đề “Chuyên Nghiệp - Nghĩa Tình”. Sự kiện thu hút sự tham gia sôi nổi của cán bộ, nhân viên trong toàn bệnh viện, tạo nên một sân chơi đầy màu sắc và ý nghĩa.
Với mục tiêu xây dựng và phát triển Bệnh viện Từ Dũ trở thành trung tâm y tế hàng đầu trong khu vực, Ban Lãnh đạo bệnh viện đã quyết định thực hiện việc điều động và bổ nhiệm nhân sự quản lý tại các khoa/phòng trong tháng 12 năm 2024. Đây không chỉ là bước đi chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng chuyên môn mà còn là cam kết mạnh mẽ của bệnh viện trong việc phát triển nguồn nhân lực và định hướng bền vững cho tương lai.
Từ những kết quả đã đạt được, Đ/c Trần Ngọc Hải – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện đã triển khai phương hướng - nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Trong năm 2025, Bệnh viện Từ Dũ tiếp tục xây dựng tập thể thống nhất, đoàn kết phát huy thành tích đã đạt được, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra, thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh. Phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu chuyên môn, chỉ tiêu kinh phí năm 2025. Tổ chức triển khai, phát triển dịch vụ kỹ thuật mới theo kế hoạch. Phát triển nguồn nhân lực đảm bảo về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.