Sinh con “thuận tự nhiên” tại nhà, sản phụ gọi 115 yêu cầu cắt rốn và từ chối các điều trị cần thiết.
Lúc 21 g ngày 10/2/2020, bệnh viện Từ Dũ tiếp nhận chị H. 34 tuổi, ngụ tại quận 5, sinh con lần thứ 3 theo phương pháp “thuận tự nhiên” tại nhà và sau sinh 6 giờ phải nhập viện vì bé chưa được cắt rốn, sản phụ thiếu máu nặng.
Lúc 14g45, sản phụ H. đã sinh một bé gái. Chị H. kể, khi em bé đã lọt phần đầu ra ngoài thì có người quen qua giúp đỡ sinh tiếp phần thân của bé. Người này đỡ sinh với hai tay được rửa bằng nước muối sinh lý và không có găng tay. Bé sơ sinh được đặt nằm cạnh mẹ cùng với dây rốn chưa cắt. Sau khi được mẹ ruột làm vệ sinh, sản phụ mới da kề da với bé. 5 tiếng sau sinh, người nhà chi H. gọi Trung tâm Cấp cứu 115 với mong muốn được hỗ trợ cắt rốn bé. Chị H. được truyền dịch và chuyển vào bệnh viện Từ Dũ.
Tại Bệnh viện Từ Dũ, các nhân viên y tế đã rất vất vả để thuyết phục chị H. và thân nhân thực hiện các can thiệp y tế cho mẹ và bé, như may lại vết rách tầng sinh môn, truyền dịch và chích thuốc co hồi tử cung, chích ngừa và tiêm vitamin K1 đề phòng xuất huyết não cho trẻ sơ sinh... Sau khi được giải thích để may lại vết rách khá rộng, sản phụ đã đồng ý cho bác sĩ can thiệp với yêu cầu “không được chích thuốc tê”. Chỉ sau một mũi may đầu, chị H mới thấy không thể chịu đau được và đồng ý cho gây tê tại chỗ. Xét nghiệm cho thấy sản phụ bị thiếu máu nặng, nguy cơ băng huyết sau sinh, chậm lành vết khâu, dễ nhiễm trùng… nhưng chị H vẫn ghi giấy cam kết không sử dụng kháng sinh, không truyền máu, không truyền thuốc đề phòng đờ tử cung và chấp nhận tất cả các hậu quả. Ban giám đốc bệnh viện đã trực tiếp thuyết phục gia đình. Chồng và mẹ sản phụ đã đồng ý cách xử lý của bệnh viện, tuy vậy bản thân chị H. vẫn tiếp tục phản ứng vì cho rằng “bệnh viện đang dụ để lấy tiền”.
Hai lần sinh trước đây, chị H. sinh tại bệnh viện Từ Dũ. Tuy vậy, lần sinh thứ 3 chị H. quyết định tự sinh tại nhà vì chị cho rằng rất nhiều người mẹ đã thực hiện “sinh thuận tự nhiên” thành công nên bản thân chị muốn trải nghiệm điều này. Chị đã tìm hiểu về phương pháp này qua các trang mạng và cho biết có được tham gia “học về sinh thuận tự nhiên”. Tại phòng theo dõi hậu sản, chị H tiếp tục không đồng ý cho bác sĩ thăm khám và yêu cầu cùng với con xuất viện.
Hình minh họa - Nguồn internet
Tại bệnh viện Từ Dũ, với các trường hợp sinh rớt, khi sản phụ và em bé được đưa đến bệnh viện, nhân viên y tế sẽ kiểm tra âm đạo, cổ tử cung, tiền đình của mẹ có bị rách hay không, sử dụng thuốc để phòng băng huyết sau sinh, thuốc kháng sinh người nhiễm trùng vì sản phụ có thể đã sử dụng các dụng cụ chưa được sát trùng đúng cách. Với trẻ sơ sinh, ngay sau sinh bé sẽ được tiêm ngừa viêm gan siêu vi B, lao theo chương trình tiêm chủng quốc gia và chích vitamin K1- là quy định bắt buộc để đề phòng tình trạng xuất huyết não. Bé cũng cần được theo dõi sát nhịp thở, màu da, đặc biệt trong các trường hợp bé có thở nhanh.
Với trường hợp của chị H, kíp trực cũng như ban giám đốc bệnh viện đã dành rất nhiều thời gian để tư vấn, thuyết phục gia đình về các can thiệp y khoa phù hợp cho tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Tuy vậy, nhân viên y tế lại không thể thăm khám hay điều trị. Bản thân sản phụ và thân nhân cũng không thống nhất trong việc phối hợp với bệnh viện khiến công tác chuyên môn bị ảnh hưởng. Tới trưa ngày 11/2/2020, bệnh viện vẫn tiếp tục thuyết phục sản phụ đồng ý với các can thiệp y khoa cần thiết.
Trào lưu “sinh con thuận tự nhiên” được khởi xướng và lan truyền trong một bộ phận các bà mẹ, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé và đe dọa đến các nỗ lực của ngành y tế trong việc giảm tỷ lệ tử vong mẹ và bé. Nhiều tổ chức y tế uy tín trên thế giới cũng đưa ra khuyến cáo về mức độ an toàn chưa được kiểm chứng của thực hành liên sinh và cảnh báo những nguy cơ mẹ và bé phải đối mặt nếu áp dụng liên sinh – sinh con tại nhà không có sự hỗ trợ của nhân viên y tế và không cắt dây rốn. Bánh nhau chứa đầy máu, vì thế nó rất dễ nhiễm trùng. Một thời gian ngắn sau khi sinh, khi dây rốn ngừng đập, sẽ không còn tuần hoàn trong bánh nhau và bánh nhau trở thành mô chết. Việc để cơ thể em bé thông nối với mô chết đang phân hủy trong khoảng thời gian 3 đến 10 ngày, thậm chí 2 tuần, sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây nguy hiểm cho tính mạng em bé.
Để đạt được kết cục thai kỳ an toàn cho mẹ và bé, Bệnh viện Từ Dũ gửi tới cộng đồng các thông tin quan trọng:
- Sinh con thuận tự nhiên tại nhà không có sự theo dõi và hỗ trợ y tế là thực hành sản khoa có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của mẹ và bé.
- Sinh con tại nhà không có sự giám sát và hỗ trợ của nhân viên y tế có thể làm gia tăng nguy cơ 5 tai biến sản khoa: băng huyết, nhiễm trùng, vỡ tử cung, sản giật, uốn ván rốn.
- Hiện nay chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy lợi ích của phương pháp này đối với sức khỏe trẻ sơ sinh. Ngược lại, các nguy cơ cho sản phụ và thai là rõ ràng.
- Sau sinh, trẻ cần được tiêm vitamin K1 ngay để đề phòng xuất huyết não cũng như các vaccin theo chương trình tiêm chủng quốc gia.
- Việc chậm cắt dây rốn được Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo và Bộ Y tế Việt Nam chủ trương áp dụng vì những lợi ích mà chậm kẹp cắt dây rốn mang lại cho bé. Các lợi ích của chậm kẹp cắt dây rốn đã được chứng minh bằng các nghiên cứu khoa học lớn và có giá trị. Điều này không đồng nghĩa với việc không cắt dây rốn, để dây rốn và bánh nhau gắn liền với đứa bé trong khi đang phân hủy tự nhiên, dẫn đến những nguy cơ sức khỏe lớn trong khi lợi ích của nó vẫn chưa được chứng minh.
- Việc cổ súy trào lưu sinh con thuận tự nhiên là phản khoa học, đi ngược lại với sự tiến bộ nhân loại nói chung và tiến bộ của y học.
Hình minh họa - Nguồn internet
Bệnh viện Từ Dũ khuyến cáo sản phụ nên khám thai định kỳ và sinh con tại các cơ sở y tế được cấp phép để được chăm sóc và điều trị phù hợp trong quá trình mang thai và sinh đẻ. Sản phụ sẽ được hỗ trợ sinh con tự nhiên nghĩa là sinh ngả âm đạo với việc giảm đau sản khoa (theo yêu cầu), bé được da kề da với mẹ theo đúng chuẩn, chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm nếu chuyển dạ thuận lợi và sẽ được can thiệp bằng các phương pháp sinh giúp hoặc mổ lấy thai nếu có chỉ định.
BS Lê Ngọc Diệp
Bệnh viện cũng đã thực hiện đúng tinh thần của UBND là trở thành trung tâm đào tạo, kết nối, chuyển giao hỗ trợ cho các tỉnh lân cận để mọi người cùng nhau phát triển, đây cũng là việc làm thực hiện rất đúng tinh thần của Thành phố nghĩa tình. Những định hướng của bệnh viện đã có và có tầm nhìn chiến lược rất xa, Bà rất mong bệnh viện sẽ có những giải pháp hiệu quả để thực thi những công trình mới. Thay mặt Lãnh đạo Thành phố, Bà trân trọng ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu, kết quả đạt được của bệnh viện Từ Dũ cũng như Sở y tế Thành phố trong năm qua. Bà gửi lời chúc mừng những thành tựu về khoa học và quản lý của bệnh viện. Bà chúc cho bệnh viện trong năm 2025 sẽ vươn mình bứt phá vươn tầm khu vực và thế giới, chúc Ban lãnh đạo bệnh viện và toàn thể viên chức người lao động sẽ đồng lòng chung sức xây dựng bệnh viện trong một kỷ nguyên mới.
Với mục tiêu xây dựng và phát triển Bệnh viện Từ Dũ trở thành trung tâm y tế hàng đầu trong khu vực, Ban Lãnh đạo bệnh viện đã quyết định thực hiện việc điều động và bổ nhiệm nhân sự quản lý tại các khoa/phòng trong tháng 12 năm 2024. Đây không chỉ là bước đi chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng chuyên môn mà còn là cam kết mạnh mẽ của bệnh viện trong việc phát triển nguồn nhân lực và định hướng bền vững cho tương lai.
Từ những kết quả đã đạt được, Đ/c Trần Ngọc Hải – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện đã triển khai phương hướng - nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Trong năm 2025, Bệnh viện Từ Dũ tiếp tục xây dựng tập thể thống nhất, đoàn kết phát huy thành tích đã đạt được, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra, thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh. Phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu chuyên môn, chỉ tiêu kinh phí năm 2025. Tổ chức triển khai, phát triển dịch vụ kỹ thuật mới theo kế hoạch. Phát triển nguồn nhân lực đảm bảo về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Ngày 18 tháng 12 năm 2024, bệnh viện Từ Dũ đã long trọng tổ chức Hội nghị đại biểu, viên chức, người lao động năm 2024 nhằm thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động bệnh viện, tổng kết hoạt động năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác trọng tâm trong năm 2025.
1.Chuyên viên Lab hỗ trợ sinh sản
2. Phẫu thuật lấy thai cơ bản
3. Phẫu thuật lấy thai nâng cao
4. Mổ lấy thai các trường hợp nhau cài răng lược...
Chị B.T.H.N 34 tuổi, nhà ở Thủ Đức – TP HCM. Sau khi lập gia đình được hơn 1 năm mà chưa có tin vui, 2 vợ chồng nôn nóng, mong chờ trễ kinh nhưng đợi mãi vẫn không thấy gì nên cuối cùng đi khám bác sĩ nhờ can thiệp hỗ trợ. Sáu tháng canh trứng nhưng vẫn thật bại, đến đầu tháng 3/2024 bác sĩ quyết định tiêm 5 mũi thuốc kích thích trứng để làm IUI. Sau đó chị có tin vui thử que 2 vạch và thử beta HCG máu thấy có thai 2 vợ chồng vô cùng mừng rỡ.