Song thai với một thai trong tử cung và một thai ngoài tử cung
Lập gia đình năm 2017 đến tháng 10/2018 chị N.T.T.P mang thai, nhưng không may thai con đầu lại chết lưu. Tuy rất buồn nhưng được sự an ủi, động viên của chồng và nghỉ minh còn trẻ, chị T.P vẫn tiếp tục hy vọng sẽ mang đến cho gia đình bé nhỏ của mình tiếng khóc chào đời của bé yêu. Khoảng tháng 2/2019, chị T.P. thấy trễ kinh hơn một tuần và đau bụng. Khám thai ngoại viện, chị P. nhận được kết quả siêu âm có túi thai trong giai đoạn sớm, cần được theo dõi.
Đầu tháng 3/2019 chị T.P lại thấy đau nhiều ở vùng bụng bên phải kèm nôn ói và sốt. Cho là bị đau ruột thừa, chị P. có đến khám tại Bệnh viện Thống Nhất, sau đó được giới thiệu đến khám tại Bệnh viện Từ Dũ.
18g45 ngày 10/3/2019, tại Bệnh viện Từ Dũ, bệnh nhân chị N.T.T.P được chẩn đóan có một thai sống khoảng 6 – 7 tuần và ghi nhận 1 khối có phản âm hỗn hợp trên siêu âm ở hố chậu phải, nghi ngờ vỡ nang hoàng thể bên phải. Từ kết quả chẩn đoán, cuộc hội chẩn của các bác sĩ đã quyết định thực hiện phẫu thuật nội soi cấp cứu ngay trong đêm điều trị xuất huyết nội do nang hoàng thể vỡ cho người bệnh. Tiến hành nội soi ổ bụng, các bác sĩ nhận thấy trong ổ bụng có khoảng 600ml máu đỏ sậm. Tiếp tục kiểm tra tử cung và hai phần phụ, kíp mổ nhận thấy tử cung to cỡ thai 7 tuần, ống dẫn trứng phải, đoạn bóng có khối thai 3x4cm đang chảy máu qua loa. Để có thể bảo toàn thai trong tử cung, các bác sĩ đã tiến hành hành cắt tai vòi phải để cầm máu.
Theo dõi hậu phẫu, bệnh nhân được sử dụng thuốc giảm gò tử cung, hỗ trợ nội tiết thai kỳ. Kết quả siêu âm lại lúc 10g40 ngày 14/3/2019, xác nhận chị T.P có một hai sống trong tử cung.
Theo y văn thế giới, một thai trong và một thai ngoài tử cung là hình thức mang thai song sinh, xuất hiện trên một chu kỳ tự phát trong quá trình thụ thai ở phụ nữ và là bệnh lý hiếm gặp với tần suất là 1/30.000 trường hợp mang thai tự nhiên và 1/125 thai ngoài tử cung, có thể gây ảnh hưởng bất thường đến sức khỏe của người phụ nữ. Vị trí thông thường của tình trạng song thai với thai ngoài tử cung và thai trong tử cung là cổ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, vùng sẹo mổ lấy thai,.. . Thai lạc chỗ rất khó chẩn đoán vì triệu chứng dễ nhầm lẫn và chỉ có thể phát hiện qua siêu âm ngả âm đạo.
Phương pháp điều trị thai trong tử cung cùng tồn tại với thai ngoài tử cung là phẫu thuật nội soi cắt khối thai ngoài tử cung, nuôi dưỡng thai trong tử cung.
Chia sẻ niềm hạnh phúc giữ được thai sau cuộc mổ của vợ, anh Vũ Thủy Khanh cho biết: “Cả hai lần biết tin vợ có mang là hai lần rất nôn nao với cảm giác được làm cha, dù biết rằng cả hai vợ chồng, nhất là “bà xã” sẽ phải trải qua các chặng đường rất khó khăn do sức khỏe kém và gia đình đơn lại chiếc. Nhưng chúng tôi sẽ cố gắng nương tựa, giúp đỡ nhau, để niềm hy vọng được làm cha mẹ đạt được trọn vẹn”.
Về phần mình, chị N.T.T.P tâm sự: “Sau lần sẩy thai trước đây, bản thân rất sợ ảnh hưởng đến lần mang thai này, nên đã giữ gìn rất cẩn thận, nhưng vẫn không tránh khỏi “sự cố”. May mắn được các bác sĩ tại Bệnh viện Từ Dũ phát hiện tình trạng song thai với một thai ngoài và một thai trong tử cung và điều trị kịp thời để giữ được thai còn lại trong tử cung, nghĩa là đã giữ cho vợ chồng tôi niềm hạnh phúc được mẹ, làm cha. Vì vậy xin được nhắn gửi đến các bạn nữ đã lập gia đình, khi thấy bất kỳ sự bất thường nào vào thời điểm trước và trong quá trình mang thai, đừng chủ quan, mà nên thường xuyên đến khám tại các cơ sở y tế có uy tín để bảo toàn sức khỏe cho mẹ và bé.
(Minh Tâm)
Ngày 25/10/2024, Bệnh viện Từ Dũ đã vinh dự tiếp đón đoàn Hội Negaukai từ Nhật Bản, do Giáo sư. Bác sĩ Fujimoto Bunro, Chủ tịch Hội, dẫn đầu. GS.BS Fujimoto Bunro là người đã trực tiếp tham gia ca mổ Việt Đức thành công ngày 04/10/1988. Về phía bệnh viện Từ Dũ
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng là người đã cống hiến gần cả đời tìm hiểu điều "bí ẩn khủng khiếp" gây hậu quả bi thảm với nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam, là người đặt nền móng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, "mẹ đẻ" cô đỡ thôn bản, khởi xướng chương trình "Ươm mầm hạnh phúc".
Thời gian đón tiếp người bệnh: 04g30
Thời gian làm việc: 06g30
Chị T vui mừng khó tả khi chị có thể tự tay ôm con vào lòng, cho con bú những giọt sữa non đầu tiên mặc dù có khó khăn cần sự trợ giúp từ người thân và nhân viên y tế. Sáng ngày 2/10/2024 với sự phối hợp nhịp nhàng trên cả tuyện vời của 2 bệnh viện Từ Dũ và Răng Hàm Mặt Trung Ương đã thực hiện thành công ca mổ cho chị T, một trường hợp rất khó và đặc biệt nhất từ trước giờ.
Thông tim can thiệp bào thai là một lĩnh vực y tế chuyên sâu trong sản phụ khoa mà hiện nay có rất ít trung tâm trên thế giới có thể thực hiện được. Phẫu thuật thông tim can thiệp bào thai thành công mang lại cơ hội cứu sống sau cùng cho các em bé không may mắc bệnh tim bẩm sinh nặng.