Thông cáo báo chí: Lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Bệnh Viện Từ Dũ (1937 – 2017)
Bệnh viện Từ Dũ nguyên là Bảo sanh viện Đông dương (Maternité Indochinoise) do ông Hui Bon Hoa (chú Hỏa) – nhà kinh doanh địa ốc gốc Hoa lớn nhất Saigon, xây dựng năm 1937, trên khu đất có diện tích gần 20.000m2 tại đường Arras (nay là đường Cống Quỳnh Quận 1 TP HCM).
Tuy nhiên, sau khi hoàn tất, công trình đã không được đưa vào sử dụng mà liên tiếp bị quân đội Pháp và phát xit Nhật chiếm dụng vì mục đích quân sự .
Tháng 9/1943 Bảo sanh viện Đông dương (Maternité Indochinoise) được chuyển giao cho cơ quan y tế Việt Nam với quy mô 100 giường bệnh. Năm 1944 được đổi tên Việt Nam bảo sanh viện, sau đó là Bảo sanh viện Georges Bechamps (1946), Bảo sanh viện Từ Dũ (1948-1975), Viện Bảo vệ bà mẹ - sơ sinh II (1975 – 1977), Bệnh viện Phụ sản TP Hồ Chí Minh (1977 – 2004) .
Ngày 8/4/2004, Bệnh viện Phụ Sản TPHCM chính thức mang tên Bệnh Viện Từ Dũ, theo Quyết định số 1507/QĐ-UB-NC của Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh và là bệnh viện hạng 1 theo Quyết định số 3050/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân TP HCM ngày 16/7/2008.
Qua 80 năm hình thành và phát triển từ năm 1937 đến nay, tuy trải qua nhiều thăng trầm của đất nước và những biến đổi của xã hội, cũng như qua nhiều lần thay đổi tên gọi, nhưng từ truyền thống đoàn kết được lan truyền qua nhiều thế hệ, tập thể Bệnh viện Từ Dũ đã tạo nên nhiều thành tích trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân, đặc biệt là những thành tựu nổi bật từ sau ngày 30/4/1975.
Từ thành công của ca mổ tách đôi cặp song sinh dính liền Việt - Đức, tạo điều kiện thuận lợi cho Bệnh viện Từ Dũ tiếp cận và mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức y tế uy trên thế giới như Hội sản phụ khoa Pháp, Hội APPEL Lorient (Pháp), ..., qua đó bệnh viện đã được chuyển giao và ứng dụng nhiều thành tựu khoa học – kỹ thuật y học sinh sản chuyên sâu vào công tác chẩn đoán và điều trị như: Phẫu thuật nội soi, Chẩn đoán trước sinh – Xét nghiệm di truyền Y học, Hỗ trợ sinh sản, Chăm sóc sơ sinh cực non..., đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng đa dạng của người dân trong thời kỳ hội nhập; đồng thời thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản cho các tuyến y tế cơ sở tại 32 tỉnh, thành phố phía Nam (từ Đà Nẵng đến Cà Mau) theo sự phân công của Bộ Y tế.
Song song với nhiệm vụ khám - chữa bệnh và công tác chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Từ Dũ còn là đơn vị thực hành của các trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch; cơ sở đào tạo nữ hộ sinh, cô đỡ thôn bản; là địa chỉ thực tập của sinh viên các trường đại học y khoa đến từ các quốc gia Pháp, Úc, Bỉ, Đức, Hoa kỳ, Thuỵ Điển, Hungary, Singapore, Philippine, Indonesia, Lào, Campuchia, …
Hiện nay, Bệnh viện Từ Dũ có 20 khoa lâm sàng, 06 khoa cận lâm sàng - khoa Dược và 10 phòng chức năng. Tổng số cán bộ công chức đến ngày 1/10/2017 là 2.186 người, trong đó có 349 bác sĩ thuộc các chuyên khoa phụ - sản, nhi, gây mê hồi sức, chẩn đoán hình ảnh ….
Với đội ngũ cán bộ y – bác sĩ được đào tạo chính quy, có trình độ, năng lực chuyên môn cao, mỗi ngày Bệnh viện Từ Dũ tiếp nhận trên 200 ca sinh, khám và điều trị cho hơn 3.000 lượt bệnh nhân, trong đó có 60% bệnh nhân từ các tỉnh, thành phố lân cận chuyển đến.
Để có thể đáp ứng được lượng bệnh nhân ngày càng tăng cao theo sự phát triển dân số của cả nước, trên cơ sở của các Nghị định 95/NĐ- CP của Chính phủ ngày 27/8/1994, Thông tư 14/TTLB ngày30/9/1995 của Liên Bộ Y tế - Tài chính - Lao động, Thương binh và Xã hội - Ban Vật giá Chính phủ về thu một phần viện phí, Nghị định 10 /2002/NĐ-CP và Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Trong từng thời điểm các chủ trương, chính sách của Nhà nước được ban hành, Bệnh viện Từ Dũ đã tiên phong và vận dụng một cách sáng tạo để từng bước thóat ra khỏi cơ chế xin – cho, trở thành đơn vị tự chủ 100% kinh phí hoạt động, làm nền tảng cho định hướng phát triển bền vững sự nghiệp Bệnh viện Từ Dũ về cơ sở, trang thiết bị y tế hiện đại, nguồn nhân lực kỹ thuật cao,...
Cùng với việc xây mới các khu C, D, E, Làng Hòa Bình II, Khu G, vào những năm đầu của thập niên 1990, khu H năm2000 đến các dự án mở rộng Khu khám bệnh (Khu M), xây mới khu Kỹ thuật chăm sóc sức khỏe sinh sản (Khu N) được đưa vào sử dụng từ năm 2013 và dự kiến đến năm 2020, sau khi hoàn tất công trình xây mới hai khu B, C, với tổng điện tích tổng diện tích sàn xây dựng là 87.334, 59 m2, Bệnh viện Từ Dũ sẽ đạt bình quân 73m2/ giường bệnh, theo quy chuẩn của Bộ Y tế, với các dịch vụ y tế ngày càng hoàn thiện, đảm bảo chất lượng phục vụ người bệnh trong môi trường y tế hiện đại, an toàn và thân thiện.
Từ Dũ, tên gọi của một vị phụ nữ, thân mẫu của Vua Tự Đức thuộc triều Nguyễn thế kỷ 18. Một hoàng thái hậu mẫu mực về đức hạnh, hết lòng vì nước vì dân, để lại nhiều bài học quý trong việc dạy dỗ con nên người, khiến người đời sau ngưỡng mộ và được sử sách ghi danh.
Được vinh dự mang tên Bà Từ Dũ, trong định hướng đạt đến mục tiêu trở thành Trung tâm y tế chuyên sâu trong lĩnh vực sản - phụ khoa của khu vực phía Nam, Bệnh viện Từ Dũ không chỉ là nơi sự sống bắt đầu của biết bao thế hệ mầm non của đất nước, mà còn là bệ phóng cho nhiều thế hệ thầy thuốc bay cao, tiếp cận các thành tựu y học của thế giới, phục vụ cho sự phát triển và phồn vinh của dân tộc với tấm lòng Thầy thuốc như mẹ hiền.
Đi qua chăng đường dài của 80 năm xây dựng và phát triển (1937 – 2017), trong đó có hơn 40 năm, tính từ ngày đại thắng mùa Xuân 30/4/1975, tập thể Bệnh viện Từ Dũ luôn gắn kết cùng nhau vượt lên mọi khó khăn, cản ngại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được phân công với nhiều danh hiệu thi đua, giải thưởng, bằng khen,… do Đảng và Nhà nước Việt Nam cùng các tổ chức , đoàn thể trân trọng trao tặng:
- Đảng bộ trong sạch, vững mạnh liên tục từ 1980 đến nay;
- Ba lần được Thành Ủy TP HCM tặng cờ Đảng bộ trong sạch vũng mạnh tiêu biểu 5 năm liền (2000 – 2004; 2005 – 2009; 2011 - 2015);
- Danh hiệu Anh hùng Lao động lần 1 (1985), lần 2 (2002);
- Huân chương Lao động hạng Ba (1982) hạng Nhì (1985), hạng Nhất (1989);
- Giải thưởng KOVALEVXKAIA - Tập thể nữ nghiên cứu khoa học Bệnh viện Từ Dũ (1998);
- Giải thưởng Nhà nước về Khoa học công nghệ (2005).
- Huân chương Độc lập hạng Ba (1998), hạng Hai (2007); hạng Nhất (2012)
Đó chính là những phần thưởng vô giá về sự tin yêu của nhân dân trong cả nước và tình cảm trân trọng của bạn bè, đồng nghiệp thuộc các tổ chức y tế, đoàn thể trong nước và quốc tế dành cho tập thể Bệnh viện Từ Dũ./.
Chị B.T.H.N 34 tuổi, nhà ở Thủ Đức – TP HCM. Sau khi lập gia đình được hơn 1 năm mà chưa có tin vui, 2 vợ chồng nôn nóng, mong chờ trễ kinh nhưng đợi mãi vẫn không thấy gì nên cuối cùng đi khám bác sĩ nhờ can thiệp hỗ trợ. Sáu tháng canh trứng nhưng vẫn thật bại, đến đầu tháng 3/2024 bác sĩ quyết định tiêm 5 mũi thuốc kích thích trứng để làm IUI. Sau đó chị có tin vui thử que 2 vạch và thử beta HCG máu thấy có thai 2 vợ chồng vô cùng mừng rỡ.
Tiếp theo hành trình trở thành Trung tâm đào tạo Hồi sức sơ sinh chuẩn Châu Âu tại Việt Nam vào tháng 5/2024 đã đánh dấu một cột mốc đáng tự hào của bệnh viện Từ Dũ. Hôm nay bệnh viện Từ Dũ hân hạnh chào đón Bà Alexandra Smith - Tổng Lãnh sự quán Anh, Giám đốc Thương mại tại Việt Nam; Bà Suzanna Lubran, Giám đốc sáng lập Newborns Việt Nam; Ông Gary Hartnoll - Giám đốc chương trình tập huấn Hồi sức sơ sinh cùng đội ngũ giảng viên, phiên dịch viên và nhà tài trợ, chiến lược cho chương trình đào tạo Hồi sức sơ sinh.
Ngày 26/10/2024, Bệnh viện Từ Dũ tổ chức Hội thảo khoa học Điều dưỡng, Hộ sinh và Kỹ thuật y với chuyên đề "Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh." Đây là sự kiện đặc biệt hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật y đang công tác tại bệnh viện và các cơ sở y tế liên quan.
Ngày 25/10/2024, Bệnh viện Từ Dũ đã vinh dự tiếp đón đoàn Hội Negaukai từ Nhật Bản, do Giáo sư. Bác sĩ Fujimoto Bunro, Chủ tịch Hội, dẫn đầu. GS.BS Fujimoto Bunro là người đã trực tiếp tham gia ca mổ Việt Đức thành công ngày 04/10/1988. Về phía bệnh viện Từ Dũ
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng là người đã cống hiến gần cả đời tìm hiểu điều "bí ẩn khủng khiếp" gây hậu quả bi thảm với nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam, là người đặt nền móng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, "mẹ đẻ" cô đỡ thôn bản, khởi xướng chương trình "Ươm mầm hạnh phúc".
Thời gian đón tiếp người bệnh: 04g30
Thời gian làm việc: 06g30