Tự tin chăm con khi là sản phụ F0
Tại 2 bệnh viện áp dụng mô hình để sản phụ mắc Covid-19 tự tay chăm con sơ sinh ở TP HCM, gần 100 em bé vẫn âm tính từ khi chào đời đến lúc xuất viện cùng mẹ
Theo bác sĩ chuyên khoa II Trần Ngọc Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Từ Dũ (TP HCM), con của các bà mẹ mắc Covid-19 thực ra là những đứa trẻ "an toàn" nhất. Nếu mẹ được trực tiếp chăm sóc, cho con bú ngay khi còn là bệnh nhân Covid-19, kháng thể trong cơ thể em bé có thể đủ để bảo vệ khỏi bệnh trong khoảng 6 tháng đầu đời.
Thao tác da kề da
TP HCM là nơi mô hình mẹ mắc Covid-19 tự chăm con sơ sinh âm tính được áp dụng từ rất sớm (ngay trong đợt bùng phát dịch Covid-19 vừa qua) và bước đầu đạt được những kết quả rất tích cực.
Thống kê tại Khoa Phụ sản BV Điều trị Covid-19 Trưng Vương từ khi áp dụng mô hình (ngày 25-6) đến nay, đã có hơn 30 em bé chào đời và được bà mẹ F0 tự tay chăm sóc trong khu điều trị, toàn bộ đều âm tính cho tới ngày xuất viện.
Còn tại BV Điều trị Covid-19 Từ Dũ (thuộc BV Từ Dũ), mô hình được áp dụng từ ngày 16-8 và đã đón hơn 60 cặp mẹ - con đặc biệt như vậy, hầu hết các bé cũng âm tính.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, người mẹ mắc Covid-19 nên ở chung phòng với bé sơ sinh, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn và giữ da kề da để giúp trẻ phát triển tốt hơn. Người mẹ nên đeo khẩu trang y tế, rửa tay trước và sau khi chạm vào bé, giữ cho các bề mặt xung quanh mẹ và bé luôn sạch sẽ.

Sản phụ F0 tự tay chăm con sơ sinh tại Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM) với sự hỗ trợ của nữ hộ sinh
TS-BS Lê Thanh Chiến, Giám đốc BV Điều trị Covid-19 Trưng Vương, cho biết hướng dẫn từ các cơ quan y tế trên thế giới đều không yêu cầu tách rời em bé khỏi sản phụ mắc Covid-19. Việc được da kề da sớm, được bú mẹ sớm hoàn toàn tốt cho trẻ. Thực tế đã chứng minh trẻ sơ sinh rất khó bị lây SARS-CoV-2 từ mẹ.
"Con của người mẹ mắc Covid-19 cũng như mọi đứa trẻ bình thường khác, vì vậy nên được chăm sóc như bình thường. Chỉ trừ những trường hợp người mẹ mắc Covid-19 quá nặng, không tự chăm sóc con được, còn lại toàn bộ sản phụ đủ sức khỏe đều có thể tự tay chăm con an toàn với các biện pháp 5K cơ bản" - TS-BS Lê Thanh Chiến nói.
Theo ghi nhận tại Khoa Phụ sản BV Điều trị Covid-19 Trưng Vương, các sản phụ được yêu cầu đeo khẩu trang, vệ sinh cơ thể trước mỗi lần tiếp xúc với con. Khi sản phụ làm những việc khác thì bé được đặt trong nôi cách giường 2 m. Nếu sản phụ còn mệt trong vài ngày đầu, nữ hộ sinh hỗ trợ chăm sóc bé nhưng vẫn giúp mẹ vắt sữa cho bé bú.
Tại BV Từ Dũ, sản phụ mắc Covid-19 được hướng dẫn các thao tác da kề da và cho bú an toàn ngay sau khi sinh, trong đó nhấn mạnh việc vệ sinh cơ thể và bầu ngực trước khi gần con và sau mỗi cơn ho hay hắt hơi; duy trì các biện pháp phòng vệ cơ bản cho đến khi hết thời gian tự cách ly 14 ngày sau xuất viện.
Kháng thể "vàng" từ mẹ
Một nghiên cứu mới đây tại châu Âu ghi nhận khi xét nghiệm nước bọt lúc 2 tháng tuổi trên 21 em bé âm tính đã phát hiện kháng thể chống lại protein của virus SARS-CoV-2 tăng đột biến. Kháng thể cũng xuất hiện trong sữa của các bà mẹ, tăng cao nhất từ ngày thứ 2 sau khi sinh. Nghiên cứu cho thấy trẻ cũng nhận được kháng thể qua nhau thai nhưng tỉ lệ không nhiều, thông qua việc bú sữa mẹ, trẻ nhận được lượng kháng thể rất cao và đạt được hiệu quả phòng bệnh rất tốt.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Trần Ngọc Hải, việc để sản phụ mắc Covid-19 tự chăm con sơ sinh sẽ tác động tích cực đến tâm lý của người mẹ, tốt cho việc điều trị bệnh Covid-19 ở người mẹ, ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm sau sinh. "Các sản phụ F0 cần thật bình tĩnh, dù phát hiện mắc Covid-19 trước hay sau sinh, khi còn ở BV hay đã về nhà, việc tự tay chăm con sẽ không có gì phải lo ngại, ngược lại sẽ tốt và an toàn cho bé" - bác sĩ Hải nhấn mạnh.
Tại BV Từ Dũ, một số trẻ sơ sinh có kết quả dương tính trong lần xét nghiệm ngay sau khi sinh nhưng các bé này đều tự khỏi sau 7-10 ngày mà không cần can thiệp bất cứ điều gì. Theo các nghiên cứu, tỉ lệ trẻ sơ sinh nhiễm bệnh dưới 0,5% và không loại trừ khả năng nhiễm từ trong bụng mẹ chứ không phải do quá trình chăm sóc.
Sáng ngày 9 tháng 6 năm 2025, Bệnh viện Từ Dũ vinh dự đón tiếp Đoàn Lãnh đạo Bộ Y tế và Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đến thăm và chúc mừng thành công của ca can thiệp thông tim bào thai cho sản phụ người Singapore – một cột mốc quan trọng, đánh dấu bước tiến vượt bậc trong kỹ thuật can thiệp bào thai tại Việt Nam.
Căn cứ kí hợp tác MoU giữa Bệnh viện Từ Dũ và công ty GE Healthcare Việt Nam và Công ty TNHH kỹ thuật Y Tế Toàn Diện về hỗ trợ máy siêu âm mô hình Opus và trạm mô phỏng để trang bị cho Trung tâm đào tạo siêu âm mô phỏng chuẩn Châu Âu.
Chiều ngày 2/6, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được cùng với nhiều sở ngành của Thành phố đã đến thăm và trao tặng bằng khen cho ekip can thiệp bào thai của Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã thực hiện thành công can thiệp tim bào thai cho một sản phụ người Singapore, ghi nhận một thành tựu nổi bật của y học Việt Nam.
Hôm nay (30/5), Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gửi thư khen tới cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế cùng tập thể lãnh đạo Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM).
Ngày 28/5/2025, một ca can thiệp tim bào thai phức tạp đã được thực hiện thành công tại Bệnh viện Từ Dũ với sự phối hợp của Bệnh viện Nhi Đồng 1, mở ra hy vọng sống cho một thai nhi mắc dị tật tim bẩm sinh nặng. Đây là ca khó nhất trong số 9 ca can thiệp tim bào thai tại BV Từ Dũ tính đến thời điểm hiện tại, do nhiều yếu tố bất lợi liên quan đến tuổi thai, giải phẫu tim và tư thế thai nhi.
Thai phụ K. W. S. 41 tuổi, người Singapore, mang thai lần đầu sau hơn 10 năm hiếm muộn, nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Dự sinh tháng 9/2025. Chị K. thực hiện IVF và theo dõi thai kỳ tại hai bệnh viện lớn tại Singapore (KK Women’s and Children’s Hospital và Singapore General Hospital). Hành trình thai kỳ của cô không hề suôn sẻ. Từ tuần thứ 18, các bác sĩ tại đây đã phát hiện thai nhi có bất thường về tim mạch, với tình trạng hở van hai lá nặng và thông liên thất. Tình hình ngày càng nghiêm trọng hơn khi ở tuần thứ 21, siêu âm tim thai cho thấy hẹp van động mạch chủ nặng, van hai lá dày, hở van hai lá nặng và thiểu sản thất trái. Niềm hạnh phúc của một người mẹ vừa chớm nở đã bị vụt tắt khi bác sĩ tại Singapore khuyên nên “chấm dứt thai kỳ” vì bệnh tim bẩm sinh của thai quá nặng, không có cơ hội sống. Tuy nhiên với hy vọng tìm kiếm cơ hội cho con, chị và các bác sĩ tại đây đã tìm kiếm thông tin quốc tế về can thiệp tim bào thai và quyết định giới thiệu chị đến Bệnh viện Từ Dũ – cơ sở đầu tiên tại Đông Nam Á thực hiện được kỹ thuật này.
Ngày 28/5/2025, một ca can thiệp tim bào thai phức tạp đã được thực hiện thành công tại Bệnh viện Từ Dũ với sự phối hợp của Bệnh viện Nhi Đồng 1, mở ra hy vọng sống cho một thai nhi mắc dị tật tim bẩm sinh nặng. Đây là ca khó nhất trong số 9 ca can thiệp tim bào thai tại BV Từ Dũ tính đến thời điểm hiện tại, do nhiều yếu tố bất lợi liên quan đến tuổi thai, giải phẫu tim và tư thế thai nhi.