Bệnh lây truyền qua đường tình dục (P. 2)
Bs CKII Dương Phương Mai
Trưởng khoa KHHGĐ - BV Từ Dũ
>> Bệnh lây truyền qua đường tình dục (P. 1)
3. Viêm âm đạo không đặc hiệu
Không có tác nhân nhiễm trùng đơn độc, đúng hơn là sự chuyển đổi thành phần vi khuẩn thường trú âm đạo với tăng 10 lần vi khuẩn kỵ khí và tăng nồng độ Gardnerella vaginalis, giảm nồng độ lactobacilli.
Chẩn đoán:
- Soi tươi huyết trắng thấy hình ảnh "clue cells" (hơn 20%). Clue cells là những tế bào biểu mô âm đạo được vi khuẩn bám vào màng tế bào. Tế bào viêm hoặc lactobacilli ít được thấy.
- pH huyết trắng >= 4.5
- "whiff" test dương tính: ngửi mùi tanh cá sau khi cho dung dịch KOH 10%-20% vào huyết trắng.
- Hiếm khi có viêm đỏ âm đạo.
Điều trị:
- Metronidazole 500mg x 2 lần / ngày x 7 ngày (uống)
- Metronidazole gel x 2 lần / ngày x 5 ngày ( bôi âm đạo)
- Clindamycin 2% cream 1 lần / ngày x 7 ngày (bôi âm đạo).
4. Lậu
Do vi trùng lậu Nesseria gonorrhea, là song cầu trùng gram âm.
Có vài đặc tính giống Chlamydia:
- Chuyên biệt trong biểu mô tuyến, nhạy cảm với môi trường bên ngoài nên chỉ lây truyền qua tiếp xúc gần gũi.
- Gây nhiễm trùng ngược dòng ở phụ nữ khỏe mạnh.
Một số đặc điểm khác biệt với Chlamydia:
- Gonococci sao chép bên ngoài tế bào.
- Gonococci dễ gây nhiễm hơn Chlamydia vì nó nhân đôi nhiều hơn.
- Có nhiều triệu chứng mà bệnh than phiền hơn.
- Gonococci rất nhạy cảm với hầu hết các kháng sinh và tiêu diệt tận gốc với đơn liều trị liệu.
- Thời gian ủ bệnh 3-5 ngày nhưng có thể kéo dài 2-3 tuần, thời gian ủ bệnh càng dài thì bệnh càng nhẹ.
Các hình thái lâm sàng:
- Ở nam: Gây viêm niệu đạo, tiểu khó, viêm tiền liệt tuyến, viêm mào tinh, viêm khớp, viêm kết mạc.
- Ở sơ sinh: Viêm kết mạc mắt có thể gây mù, viêm mắt sơ sinh.
![]() |
Triệu chứng lâm sàng:
Cận lâm sàng:
- Soi trực tiếp: Lấy mủ ở dịch tiệt niệu đạo thấy hình ảnh song cầu hình hạt cà phê.
- Cấy: ít sử dụng.
- Phản ứng miễn dịch hùynh quang, phản ứng cố định bổ thể, phản ứng men.
Chẩn đoán:
Chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào:
- Lâm sàng:
Nam: tiểu ra mủ, tiểu gắt, tiểu buốt, tính chất mủ màu vàng xanh loãng.
Nữ: huyết trắng vàng xanh từ cổ trong CTC.
- Thời gian ủ bệnh 3-5 ngày
- Xét nghiệm trực tiếp có song cầu gram âm nội ngoại bào.
Điều trị:
Nguyên tắc điều trị:
- Phải chẩn đoán sớm và điều trị đúng phác đồ để tránh biến chứng và hạn chế sự lờn thuốc.
- Phải điều trị cả người có quan hệ tình dục.
- Phải thử huyết thanh chẩn đoán giang mai (VDRL) và HIV để phát hiện bệnh kèm theo.
Các loại thuốc đặc trị như:
- Ceftriaxone 250mg tiêm bắp liều duy nhất. Hoặc
- Spectinomycine 2g tiêm một liều duy nhất. Hoặc
- Ciprofloxacine 500mg uống liều duy nhất.
Theo dõi sau điều trị:
Nếu điều trị đúng sẽ hết tiểu mủ sau 2-3 ngày. Cảm giác đường tiểu sẽ giảm trong ngày đầu và biến mất hoàn toàn sau 3-5 ngày. Chỉ xét nghiệm khỏi bệnh khi cấy liên tiếp 2 lần âm tính hoặc không tiết dịch niệu đạo với nghiệm pháp kích thích.
* Ảnh do tác giả cung cấp.
Chảy máu tử cung bất thường tuổi dậy thì là tên mà các bác sĩ sử dụng để mô tả khi có điều gì đó không ổn xảy ra với chu kỳ kinh nguyệt của một cô gái trong độ tuổi dậy thì (từ 10 đến 19 tuổi – theo WHO). Các bác sĩ đôi khi còn gọi là "chảy máu tử cung do rối loạn chức năng". Trong phần lớn trường hợp, chảy máu tử cung bất thường tuổi dậy thì không phải là điều đáng lo ngại.
Hội chứng buồng trứng đa nang là một rối loạn nội tiết và chuyển hóa toàn thân, đặc trưng bởi một vài hoặc nhiều triệu chứng như rậm lông, mụn trứng cá, hói đầu ở phụ nữ trưởng thành, rối loạn kinh nguyệt và buồng trứng đa nang. Hội chứng này ảnh hưởng đến khoảng 5-18% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng, có thể là do kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường sống. Sinh lý bệnh khá phức tạp, đến nay vẫn chưa được hiểu rõ. Hội chứng này gây nên nhiều vấn đề sức khỏe lâu dài cho người phụ nữ, đáng lưu ý là vô sinh và tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường.
Teo âm đạo là khi thành âm đạo trở nên mỏng, khô và dễ bị viêm. Điều này xảy ra khi cơ thể bạn tạo ra ít estrogen hơn, chẳng hạn như thời kỳ trong và sau mãn kinh.
Xuất huyết giữa chu kỳ là hiện tượng chảy máu âm đạo giữa chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí khi đang mang thai.
Vách ngăn âm đạo là một bất thường ở âm đạo: có một màng ngăn phân chia bên trong âm đạo. Phụ nữ có vách ngăn âm đạo có thể mắc các dị tật khác bên trong cơ thể bao gồm như dị tật về tử cung và buồng trứng, thận, hậu môn trực tràng…