Đi khám vì đau bụng kinh phát hiện tử cung đôi.
Cuối tháng 5, các BS bệnh viện Từ Dũ đã thực hiện can thiệp phẫu thuật cho 2 trường hợp dị tật sinh dục ở 2 bé gái. Trường hợp thứ nhất là L.T.T (15 tuổi) ngụ tại Kon Tum có kinh lần đầu từ 02/2019 nhưng đến tháng 05/2019, L.T.T thấy đau bụng liên tục và ra ít huyết âm đạo. Khi đi khám, bé gái được uống thuốc giảm đau nhưng cơn đau tăng dần nên bé được chuyến đến BV Từ Dũ.
Trường hợp thứ 2 là chị N.T.K.N (18 tuổi) ngụ tại Kiên Giang. Có kinh đã được 2 năm nhưng 6 tháng gần đây chị N lại đau bụng khi hành kinh càng lúc càng nhiều. Khi uống thuốc không làm giảm được cơn đau, chị N đi khám tại BV Từ Dũ. Với cả 2 trường hợp siêu âm và chụp MRI ghi nhận được họ đều có 2 tử cung và 1 trong 2 tử cung chứa khối máu ứ kích thước lớn. Một vách ngăn chạy dọc theo âm đạo rồi dính xiên vào thành âm đạo, chặn đường thoát máu kinh trongtử cung này. Khối máu đó căng tràn ứ vào vòi trứng.
Để giải quyết cơn đau cho BN, các BS đã tiến hành một cuộc phẫu thuật kép với 2 ê kíp: kíp nội soi ổ bụng thám sát cấu trúc bộ máy sinh dục, khẳng định các chẩn đoán trước mổ, dẫn đường cho ê kíp phụ khoa xác
định vị trí thoát máu ứ. Thông thường, người phụ nữ có 1 tử cung và 2 buồng trứng, 1 cổ tử cung và 1 âm đạo. Tuy vậy, những rối loạn quá trình phát triển trong bào thai của bé gái khiến bộ máy sinh dục trở nên bất thường, gây các dị tật như không có âm đạo hoặc 2 âm đạo, không có tử cung hoặc có 2 tử cung, âm đạo có vách ngăn…
Một số phụ nữ còn bị tình trạng chỉ có 1 quả thận. Với 2 trường hợp vừa được phẫu thuật đường ra kinh của 1 trong 2 tử cung bị chặn lại gây nên khối ứ máu to ở tử cung, vòi trứng.Máu ứ này thỉnh thoảng còn bị chẩn đoán nhầm với khối u của buồng trứng. Đau bụng khi hành kinh ở các bé gái có thể chỉ là các cơn đau tâm lý ở tuổi dậy thì nhưng nó vẫn tiềm ẩn nguy cơ của các bệnh lý như lạc nội mạc tử cung buồng trứng hay vùng chậu, ứ máu kinh do dị tật bẩm sinh hay do màng trinh dày, bít... Nên cho các em đi khám để có can thiệp khi cần thiết.
Bs. CK2. Lê Ngọc Diệp
Chảy máu tử cung bất thường tuổi dậy thì là tên mà các bác sĩ sử dụng để mô tả khi có điều gì đó không ổn xảy ra với chu kỳ kinh nguyệt của một cô gái trong độ tuổi dậy thì (từ 10 đến 19 tuổi – theo WHO). Các bác sĩ đôi khi còn gọi là "chảy máu tử cung do rối loạn chức năng". Trong phần lớn trường hợp, chảy máu tử cung bất thường tuổi dậy thì không phải là điều đáng lo ngại.
Hội chứng buồng trứng đa nang là một rối loạn nội tiết và chuyển hóa toàn thân, đặc trưng bởi một vài hoặc nhiều triệu chứng như rậm lông, mụn trứng cá, hói đầu ở phụ nữ trưởng thành, rối loạn kinh nguyệt và buồng trứng đa nang. Hội chứng này ảnh hưởng đến khoảng 5-18% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng, có thể là do kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường sống. Sinh lý bệnh khá phức tạp, đến nay vẫn chưa được hiểu rõ. Hội chứng này gây nên nhiều vấn đề sức khỏe lâu dài cho người phụ nữ, đáng lưu ý là vô sinh và tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường.
Teo âm đạo là khi thành âm đạo trở nên mỏng, khô và dễ bị viêm. Điều này xảy ra khi cơ thể bạn tạo ra ít estrogen hơn, chẳng hạn như thời kỳ trong và sau mãn kinh.
Xuất huyết giữa chu kỳ là hiện tượng chảy máu âm đạo giữa chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí khi đang mang thai.
Vách ngăn âm đạo là một bất thường ở âm đạo: có một màng ngăn phân chia bên trong âm đạo. Phụ nữ có vách ngăn âm đạo có thể mắc các dị tật khác bên trong cơ thể bao gồm như dị tật về tử cung và buồng trứng, thận, hậu môn trực tràng…
Trước đây, thai bám sẹo mổ lấy thai là một bệnh hiếm gặp nhưng gây nên những hậu quả rất nặng nề cho người phụ nữ, thậm chí là mất khả năng sinh sản trong tương lai. Những năm gần đây, cùng với sự gia tăng tỉ lệ mổ lấy thai, số trường hợp bị thai bám sẹo mổ cũng tăng lên đáng kể. Áp dụng rộng rãi siêu âm ngả âm đạo để đánh giá các thai kỳ sớm đã góp phần giúp chẩn đoán sớm bệnh lý này, nhờ vậy giảm các rủi ro khi điều trị.