Pap' s smear bất thường
Khoa Phụ - BV Từ Dũ
- Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc bệnh là 8/100 000, có khoảng 10 000 bệnh nhân mới mỗi năm. Các bệnh nhân này :
- 50% chưa từng được tầm soát bằng Pap's smear
- 10% trong vòng 5 năm không làm Pap's smear
- Thường xảy ra ở độ tuổi 45 đến 49
- Trên thế giới ung thư cổ tử cung đứng thứ hai trong các bệnh ung thư phụ khoa và đứng hàng thứ ba dẫn đến tử vong.
![]() |
Tầm quan trọng của Pap's smear :
- Ung thư cổ tử cung là loại ung thư dẫn đến tử vong cao nhất ở Mỹ khi chưa có Pap's smear.
- Pap's smear ra đời vào năm 1941, là một phương tiện lý tưởng để tầm soát vì :
- Ung thư cổ tử cung có một giai đoạn tiền ung kéo dài nhiều năm.
- Rẻ tiền, dễ dàng thực hiên ở bệnh nhân ngoại trú.
Yếu tố nguy cơ
- Nhiễm HPV: tình dục không an toàn, nhiều bạn tình. Hoạt đông tình dục sớm- Thuốc lá
- Suy giảm miễn dịch
- Kinh tế thấp.
- Tiền căn mắc các bệnh hoa liễu.
- Loạn sản âm đạo, âm hộ.
- Trong 5 năm chưa từng làm Pap's smear.
Khi nào có thể thực hiện Pap's smear
Theo American College of Obstetricians & Gynecologists (ACOG):
- Tầm soát thường xuyên bằng Pap's- Pap's nên bắt đầu sau 3 năm sau khi có quan hê tình dục (dưới 21) hoặc từ 21 tuổi trở đi.
- Phụ nữ dưới 30 tuổi tầm soát mỗi năm.
- Phụ nữ trên 30 tuổi tầm soát mỗi 3 năm nếu :
- Kết quả Pap's 3 lần đều âm tính
- Pap's và HPV test đều âm tính
- Đã cắt hoàn toàn tử cung vì bệnh lý lành tính hoặc đã cắt hoàn toàn tử cung mà không có tiền căn mắc bệnh ung thư.
- Đã cắt hoàn toàn tử cung có tiền căn CIN II, CIN III mà 3 lần âm tính liên tiếp.
- Phụ nữ lớn tuổi độc thân.
Theo United States Preventative Services Task Force (USPSTF ) :
Theo American Cancer Society (ACS) :
Kết quả bệnh lý
Theo 2001 Bethesda System :
* ASCUS: Atypical cells of unknown significance
Tầm soát mỗi 4 – 6 tháng, nếu 2 lần âm tính sẽ làm mỗi năm.
Nếu có HPV test :
(+) sẽ chuyển sang soi cổ tử cung.
* LSIL: Low-grade squamous intraepithelial lesion # CIN 1 => Soi cổ tử cung
* HSIL: High-grade squamous intraepithelial lesion # CIN 2, CIN 3 => Soi cổ tử cung
* AGUS: Atypical glandular cells of unknown significance => Soi cổ tử cung kèm Sinh thiết nội mạc kênh cổ tử cung
Lưu ý :
* Kết quả Pap's smear: không có tế bào, quá nhiều máu, viêm, thay đổi do phản ứng :
Lặp lại sau 1 năm
Lặp lại sau 4-6 tháng nếu :
- Tiền căn bất thường Pap's smear
- Nhiễm HPV
- Suy giảm miễn dịch
- HIV
* Đối với bệnh nhân HIV : làm Pap's mỗi 6 tháng cho đến khi âm tính 2 lần liên tiếp thì sẽ tầm soát mỗi năm
* Đối với phụ nữ hâu mãn kinh :
Không có tế bào: Lặp lại sau 1 năm
ASCUS: sử dụng estrogen gel trong 7 ngày và lặp lại Pap's
AGUS: soi cổ tử cung và nạo sinh thiết kênh CTC.
Tài liệu tham khảo :
5 Minute Consult Clinical Companion to Women's Health, The, 1st Edition , Williams Gynecology
Kinh nguyệt không đều là tình trạng khá phổ biến và thường không quá nghiêm trọng. Chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi nhẹ về độ dài mỗi tháng. Tuy nhiên, nếu chu kỳ ngắn hơn 24 ngày, dài hơn 38 ngày hoặc thay đổi thất thường mỗi tháng, đó là dấu hiệu của kinh nguyệt không đều.
Thai trứng là một dạng bất thường của thai kỳ, trong đó không có sự phát triển của thai nhi mà chỉ có sự phát triển của mô nhau thai. Tình trạng này xảy ra khi một phôi thai bị bất thường nhiễm sắc thể, dẫn đến sự hình thành của thai trứng. Mặc dù thai trứng là một hiện tượng hiếm gặp (khoảng 0,1% thai kỳ) nhưng nó có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn chi tiết về các biến chứng nguy hiểm của thai trứng, cũng như cách phòng ngừa và điều trị tình trạng này.
Thai trứng, hay còn gọi là chửa trứng, là một tình trạng bệnh lý thai nghén đặc biệt. Thay vì phát triển thành một bào thai bình thường, trứng thụ tinh lại phát triển thành một khối u gồm nhiều túi nhỏ chứa dịch, giống như chùm nho. Khối u này không thể phát triển thành một em bé
Lạc tuyến trong cơ tử cung, hay còn gọi là adenomyosis, là một bệnh lý phụ khoa thường gặp, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều chị em phụ nữ. Bệnh xảy ra khi các mô tuyến của niêm mạc tử cung "di chuyển" và phát triển sâu vào lớp cơ tử cung, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau, xuất huyết âm đạo bất thường và vô sinh.
Việc tầm soát ung thư vú đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm và nâng cao cơ hội chữa khỏi. Tần suất và phương pháp tầm soát sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và yếu tố nguy cơ của mỗi người
Ung thư vú là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, ung thư vú hoàn toàn có thể chữa khỏi. Do đó, việc tầm soát ung thư vú định kỳ đóng vai trò vô cùng quan trọng.