Phẫu thuật nội soi buồng tử cung
![]() Buồng TC bình thường. |
PTNS được mô tả là phẫu thuật trong đó bác sĩ dùng ống soi có gắn vào máy quay phim và nguồn sáng để nhìn vào trong buồng TC bệnh nhân.
Nội soi buồng TC có đặc điểm là: không cần mổ bụng bệnh nhân, không cần xẻ TC, không đau sau mổ, hồi phục sức khỏe nhanh, xuất viện sớm, trở lại công việc sinh hoạt hàng ngày nhanh.Nội soi buồng TC được áp dụng khi nào?
Thông thường có thể phân hai loại:
1. Nội soi buồng TC chẩn đoán:
Sau các xét nghiệm X-quang, siêu âm, nội soi buồng TC được xem là một biện pháp chẩn đoán chính xác bệnh lý tại buồng TC.

Nhân xơ dưới niêm mạc.
2. Nội soi buồng TC phẫu thuật:
Các bệnh lý được điều trị bằng nội soi buồng TC:
- Nhân xơ dưới niêm, nhân xơ lòng TC.- Polype lòng TC.
- Dính lòng TC.
- Dị vật lòng TC.
- Vách ngăn lòng TC.
- Cắt bỏ nội mạc TC.
- Đốt phá hủy nội mạc TC.…

Cắt nhân xơ dưới niêm mạc.
1. Nội soi chẩn đoán:
Bệnh nhân được tiền mê (còn tỉnh táo), bác sĩ bộc lộ cổ TC, đưa ống soi có gắn máy quay phim và nguồn sáng vào buồng TC và bơm nước làm căng dãn ra, qua đó bác sĩ nhìn thấy toàn bộ buồng TC, phát hiện các bệnh lý nếu có.
2. Nội soi phẫu thuật:
Ngay khi biết bệnh lý tại tử cung, cùng lúc bác sĩ sẽ thực hiện luôn việc điều trị.
Ví dụ:
Chăm sóc sau nội soi buồng TC như thế nào?
Vận động đi lại ngay trong 6 – 12 giờ sau phẫu thuật.
Ăn uống lại ngay sau nội soi buồng TC chẩn đoán và 12 – 24 giờ sau nội soi buồng TC phẫu thuật.
Xuất viện ngay sau nội soi buồng TC chẩn đoán và khoảng 12 – 24 giờ sau nội soi buồng TC phẫu thuật (tùy loại phẫu thuật).
Nội soi buồng TC có thể có tai biến gì?
Mặc dù hiếm gặp, nhưng cũng như các loại phẫu thuật khác, nội soi buồng TC có thể có 1 số tai biến:
- Tai biến do gây mê, dị ứng thuốc mê, tê, đặt ống thở khó khăn…- Quá tải lưu lượng máu do hấp thu nhiều nước sử dụng trong mổ.
- Chảy máu tại cổ TC, thủng TC, nhiễm trùng…
Thời điểm thực hiện nội soi buồng TC tốt nhất?
Tùy yêu cầu của loại phẫu thuật, thường là thực hiện vào tuần lễ đầu sau sạch kinh.
Khi nào không nên thực hiện nội soi buồng TC?
- Đang có nhiễm trùng đường sinh dục.
- Đang ra máu âm đạo nhiều.
- Nhân xơ ở lòng TC có kích thước >= 5cm (cần điều trị thuốc cho u xơ giảm kích thước trước)
- Có bệnh lý ác tính tại buồng TC.
- Bị dị ứng với chất dịch làm căng buồng TC (như Sorbitol, Glycocolle…)
Thai trứng là một dạng bất thường của thai kỳ, trong đó không có sự phát triển của thai nhi mà chỉ có sự phát triển của mô nhau thai. Tình trạng này xảy ra khi một phôi thai bị bất thường nhiễm sắc thể, dẫn đến sự hình thành của thai trứng. Mặc dù thai trứng là một hiện tượng hiếm gặp (khoảng 0,1% thai kỳ) nhưng nó có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn chi tiết về các biến chứng nguy hiểm của thai trứng, cũng như cách phòng ngừa và điều trị tình trạng này.
Thai trứng, hay còn gọi là chửa trứng, là một tình trạng bệnh lý thai nghén đặc biệt. Thay vì phát triển thành một bào thai bình thường, trứng thụ tinh lại phát triển thành một khối u gồm nhiều túi nhỏ chứa dịch, giống như chùm nho. Khối u này không thể phát triển thành một em bé
Lạc tuyến trong cơ tử cung, hay còn gọi là adenomyosis, là một bệnh lý phụ khoa thường gặp, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều chị em phụ nữ. Bệnh xảy ra khi các mô tuyến của niêm mạc tử cung "di chuyển" và phát triển sâu vào lớp cơ tử cung, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau, xuất huyết âm đạo bất thường và vô sinh.
Việc tầm soát ung thư vú đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm và nâng cao cơ hội chữa khỏi. Tần suất và phương pháp tầm soát sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và yếu tố nguy cơ của mỗi người
Ung thư vú là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, ung thư vú hoàn toàn có thể chữa khỏi. Do đó, việc tầm soát ung thư vú định kỳ đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một rối loạn nội tiết phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng, gây ra nhiều vấn đề về kinh nguyệt, sinh sản và sức khỏe tổng thể.