Raloxifene gây rụng trứng trên buồng trứng đa nang
Tỉ lệ rụng trứng cũng được xác định bằng đo progesterone cao hơn 2.99 ng/mL nghiên cứu ghi nhận 2 nhóm tương đương với raloxifene (26.1%) và clomiphene (20%), theo tạp chí Fertility and Sterility số tháng bảy.
Cả 2 nhóm đều có tác dụng phụ nhẹ. Trong nhóm dùng raloxifene, có 1 phụ nữ bị buồn nôn và 1 người bị buồn nôn, nhức đầu, và đau vùng chậu. Nhóm điều trị với clomiphene cũng có 1 người buồn nôn, nhức đầu, và chướng bụng.
Về độ dày niêm mạc tử cung không có khác biệt giữa 2 nhóm.
Với kết quả nghiên cứu này các nhà nghiên cứu nhận thấy không có thuốc nào trội hơn trong gây rụng trứng trên các bệnh nhân bị PCOS.
BS. Savaris cho biết đang có 1 nghiên cứu khác với raloxifene, với tăng liều sử dụng và theo dõi trong 3 tháng với hy vọng có trường hợp mang thai. Và mong đợi có ít tác dụng phụ xảy ra.
Raloxifene đã được Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm của Mỹ cho phép lưu hành để điều trị loãng xương cho phụ nữ hậu mãn kinh và giảm nguy cơ ung thư vú xâm lấn trên phụ nữ mãn kinh có nguy cơ cao ung thư vú xâm lấn. Nhưng khác với clomiphene citrate, raloxifene chưa được cho phép điều trị gây rụng trứng.
Theo
Savaris R.F. et al; Prospective, randomized comparison between raloxifene and clomiphene citrate for ovulation induction in polycystic ovary syndrome. Fertil Steril July 2011.
Chảy máu tử cung bất thường tuổi dậy thì là tên mà các bác sĩ sử dụng để mô tả khi có điều gì đó không ổn xảy ra với chu kỳ kinh nguyệt của một cô gái trong độ tuổi dậy thì (từ 10 đến 19 tuổi – theo WHO). Các bác sĩ đôi khi còn gọi là "chảy máu tử cung do rối loạn chức năng". Trong phần lớn trường hợp, chảy máu tử cung bất thường tuổi dậy thì không phải là điều đáng lo ngại.
Hội chứng buồng trứng đa nang là một rối loạn nội tiết và chuyển hóa toàn thân, đặc trưng bởi một vài hoặc nhiều triệu chứng như rậm lông, mụn trứng cá, hói đầu ở phụ nữ trưởng thành, rối loạn kinh nguyệt và buồng trứng đa nang. Hội chứng này ảnh hưởng đến khoảng 5-18% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng, có thể là do kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường sống. Sinh lý bệnh khá phức tạp, đến nay vẫn chưa được hiểu rõ. Hội chứng này gây nên nhiều vấn đề sức khỏe lâu dài cho người phụ nữ, đáng lưu ý là vô sinh và tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường.
Teo âm đạo là khi thành âm đạo trở nên mỏng, khô và dễ bị viêm. Điều này xảy ra khi cơ thể bạn tạo ra ít estrogen hơn, chẳng hạn như thời kỳ trong và sau mãn kinh.
Xuất huyết giữa chu kỳ là hiện tượng chảy máu âm đạo giữa chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí khi đang mang thai.
Vách ngăn âm đạo là một bất thường ở âm đạo: có một màng ngăn phân chia bên trong âm đạo. Phụ nữ có vách ngăn âm đạo có thể mắc các dị tật khác bên trong cơ thể bao gồm như dị tật về tử cung và buồng trứng, thận, hậu môn trực tràng…
Trước đây, thai bám sẹo mổ lấy thai là một bệnh hiếm gặp nhưng gây nên những hậu quả rất nặng nề cho người phụ nữ, thậm chí là mất khả năng sinh sản trong tương lai. Những năm gần đây, cùng với sự gia tăng tỉ lệ mổ lấy thai, số trường hợp bị thai bám sẹo mổ cũng tăng lên đáng kể. Áp dụng rộng rãi siêu âm ngả âm đạo để đánh giá các thai kỳ sớm đã góp phần giúp chẩn đoán sớm bệnh lý này, nhờ vậy giảm các rủi ro khi điều trị.