Teo âm đạo và cách khắc phục
ThS. BS. Lê Võ Minh Hương
P. Công tác xã hội
Teo âm đạo là khi thành âm đạo trở nên mỏng, khô và dễ bị viêm. Điều này xảy ra khi cơ thể bạn tạo ra ít estrogen hơn, chẳng hạn như thời kỳ trong và sau mãn kinh.
Teo âm đạo sẽ gây ra một số triệu chứng liên quan được gọi chung là hội chứng tiết niệu-sinh dục thời kỳ mãn kinh. Bạn có thể bắt gặp triệu chứng ở cả âm đạo và đường tiết niệu. Bao gồm:
- Âm đạo khô hoặc rát
- Ngứa ở bộ phận sinh dục
- Tiết dịch âm đạo bất thường
- Dễ bị nhiễm nấm âm đạo
- Nóng rát khi đi tiểu
- Cần đi tiểu thường xuyên
- Khó nhịn tiểu (tiểu không tự chủ)
- Dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu
- Khó chịu, khô rát hoặc chảy máu trong hoặc sau khi quan hệ tình dục
Khô âm đạo thường là dấu hiệu đầu tiên. Nhiều phụ nữ có triệu chứng sau khi mãn kinh. Nhưng đôi khi gặp phải sớm hơn, ở thời điểm tiền mãn kinh. Teo âm đạo khá thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh. Có tới 40% người sau mãn kinh có triệu chứng.
Nguyên nhân teo âm đạo
Nguyên nhân gây teo âm đạo là do sự sụt giảm nồng độ estrogen của cơ thể. Ở thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen trong cơ thể phụ nữ có thể giảm đến 85%.
Khi cơ thể bạn có ít estrogen, các mô sinh dục trở nên mỏng manh hơn. Mãn kinh là nguyên nhân thường gặp nhất. Ngoài ra, nồng độ estrogen cũng có thể giảm do:
- Thời kỳ cho con bú
- Sử dụng thuốc kháng estrogen
- Một số loại thuốc tránh thai có tính kháng estrogen mạnh
- Phẫu thuật cắt bỏ cả hai buồng trứng
- Hóa trị
- Xạ trị vùng chậu
- Điều trị nội tiết tố
Yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng bị teo âm đạo
Hút thuốc lá, kể cả hút thuốc lá thụ động, có thể làm giảm lưu lượng máu đến vùng âm đạo. Nó cũng làm giảm lượng estrogen tự nhiên trong cơ thể khiến bạn dễ bị teo âm đạo hơn.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ không sinh thường có nhiều khả năng gặp các vấn đề liên quan đến hội chứng tiết niệu-sinh dục của thời kỳ mãn kinh hơn những người đã từng sinh thường ngả âm đạo.
Chẩn đoán teo âm đạo
Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các yếu tố có liên quan đến tình trạng giảm estrogen của cơ thể. Thăm khám được thực hiện để kiểm tra bộ phận sinh dục ngoài, âm đạo và cổ tử cung.
Xét nghiệm nước tiểu cần được thực hiện nếu bạn có vấn đề về tiết niệu.
Cách cải thiện tình trạng teo âm đạo
Một cách để giảm bớt tình trạng này là quan hệ tình dục. Những người có hoạt động tình dục đều đặn có xu hướng bị teo âm đạo nhẹ hơn so với những người không hoạt động tình dục. Hoạt động tình dục làm tăng lưu lượng máu đến âm đạo và giúp nó đàn hồi.
Nếu bạn bị khô và khó chịu khi quan hệ tình dục, chất dưỡng ẩm âm đạo hoặc chất bôi trơn gốc nước có thể giúp ích. Bạn nên sử dụng chúng vài ngày một lần và ngay trước khi giao hợp. Nếu bạn đã thử mà vẫn bị đau, hãy nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn điều trị khác.
Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị teo âm đạo, liệu pháp estrogen là một lựa chọn điều trị. Bổ sung estrogen giúp làm dày thành âm đạo và giảm bớt nhiều triệu chứng khác của hội chứng tiết niệu-sinh dục thời kỳ mãn kinh.
Estrogen có nhiều dạng sử dụng khác nhau:
- Dạng kem hoặc thuốc viên đặt vào âm đạo
- Dạng vòng nhẫn đặt âm đạo chứa estrogen phóng thích chậm
- Thuốc uống
Liệu pháp estrogen có thể có tác dụng phụ, vì vậy hãy thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng để xem xét những gì phù hợp với bạn.
Nếu bạn bị khô, ngứa hoặc bỏng rát, đừng sử dụng nước hoa, kem dưỡng da có mùi thơm, chất khử mùi hoặc phấn quanh bộ phận sinh dục. Nên sử dụng xà phòng không mùi. Không mặc quần áo bó sát. Băng vệ sinh hàng ngày có thể làm tăng kích ứng vì chúng có chứa vật liệu tổng hợp.
Chảy máu tử cung bất thường tuổi dậy thì là tên mà các bác sĩ sử dụng để mô tả khi có điều gì đó không ổn xảy ra với chu kỳ kinh nguyệt của một cô gái trong độ tuổi dậy thì (từ 10 đến 19 tuổi – theo WHO). Các bác sĩ đôi khi còn gọi là "chảy máu tử cung do rối loạn chức năng". Trong phần lớn trường hợp, chảy máu tử cung bất thường tuổi dậy thì không phải là điều đáng lo ngại.
Hội chứng buồng trứng đa nang là một rối loạn nội tiết và chuyển hóa toàn thân, đặc trưng bởi một vài hoặc nhiều triệu chứng như rậm lông, mụn trứng cá, hói đầu ở phụ nữ trưởng thành, rối loạn kinh nguyệt và buồng trứng đa nang. Hội chứng này ảnh hưởng đến khoảng 5-18% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng, có thể là do kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường sống. Sinh lý bệnh khá phức tạp, đến nay vẫn chưa được hiểu rõ. Hội chứng này gây nên nhiều vấn đề sức khỏe lâu dài cho người phụ nữ, đáng lưu ý là vô sinh và tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường.
Xuất huyết giữa chu kỳ là hiện tượng chảy máu âm đạo giữa chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí khi đang mang thai.
Vách ngăn âm đạo là một bất thường ở âm đạo: có một màng ngăn phân chia bên trong âm đạo. Phụ nữ có vách ngăn âm đạo có thể mắc các dị tật khác bên trong cơ thể bao gồm như dị tật về tử cung và buồng trứng, thận, hậu môn trực tràng…
Trước đây, thai bám sẹo mổ lấy thai là một bệnh hiếm gặp nhưng gây nên những hậu quả rất nặng nề cho người phụ nữ, thậm chí là mất khả năng sinh sản trong tương lai. Những năm gần đây, cùng với sự gia tăng tỉ lệ mổ lấy thai, số trường hợp bị thai bám sẹo mổ cũng tăng lên đáng kể. Áp dụng rộng rãi siêu âm ngả âm đạo để đánh giá các thai kỳ sớm đã góp phần giúp chẩn đoán sớm bệnh lý này, nhờ vậy giảm các rủi ro khi điều trị.
Cổ tử cung là một cấu trúc kết nối giữa âm đạo và tử cung ở người phụ nữ. Ung thư có nguồn gốc từ cổ tử cung là một trong những ung thư phụ khoa thường gặp nhất