Thông tin cần thiết về són tiểu ở phụ nữ
Phòng khám niệu phụ khoa – BV Từ Dũ
Són tiểu là sự rỉ nước tiểu ra ngòai không theo ý muốn.
Trong y học gọi là tiểu không kiểm soát.
Bạn biết gì về són tiểu?
Són tiểu không phải là bệnh do lớn tuổi gây ra.Són tiểu không phải là tất yếu xảy ra sau sanh mà có thể có bệnh thực sự.
50 triệu người trên thế giới bị són tiểu.
Cứ 10 phụ nữ 20-55 tuổi có 1-3 người bị són tiểu.
20%-50% người bị són tiểu mức độ nặng.
Són tiểu gây xấu hổ, thiếu tự tin do mất vệ sinh, gây mùi khó chịu.
Són tiểu có thể chữa khỏi thay vì âm thầm chịu đựng trong chịu nhiều năm.
Tại sao phụ nữ bị són tiểu?
Phụ nữ bị són tiểu gấp ba lần nam giới do có liên quan đến mang thai, sanh nở và mãn kinh:
Sanh con to.
Sanh hút, sanh kềm.
Sanh có rách cửa mình nhiều.
Có mổ cắt tử cung, mổ sa sinh dục trước đó.
Mãn kinh.
Các yếu tố nguy cơ khác:
Béo phì.Cao huyết áp.
Tiểu đường.
Nhiễm trùng tiểu.
Táo bón, ho kéo dài.
Uống nhiều nước, cà phê, bia, rượu.
Hút thuốc lá.
Một số thuốc uống điều trị bệnh khác.
Xạ trị vùng chậu, chấn thương cột sống.
Hãy nói với bác sỹ vấn đề của bạn:
Tôi bị són tiểu khi…
Rặn, hắt hơi.
Chạy, nhảy.
Mang vật nặng.
Lúc giao hợp.
Vừa có mắc tiểu là phải đi tiểu ngay mà cũng không kịp.
Vừa có mắc tiểu mà nghe tiếng nước chảy là muốn đi tiểu ngay mà cũng không kịp.
Tôi bị đi tiểu bất thường…
Tiểu lắt nhắt nhiều lần.Tiểu đêm.
Đái dầm.
Nước tiểu tự trào ra.
Ướt quần cả ngày.
Phải rặn tiểu.
Tiểu xong còn muốn tiểu nữa nhưng không ra giọt nào.
Không cảm giác mắc tiểu rõ ràng.
Bác sỹ chẩn đóan són tiểu như thế nào?
Hỏi bệnh và thăm khám.Xét nghiệm nước tiểu.
Siêu âm phụ khoa và đo lượng nước tiểu tồn lưu sau khi tiểu.
Thử nghiệm mang băng: bạn sẽ vận động trong khi mang băng vệ sinh để đo lượng nước tiểu rỉ ra ngòai.
Đo niệu động học: khảo sát quá trình đi tiểu để phát hiện các bất thường hướng dẫn chọn lựa cách điều trị phù hợp.
Điều trị són tiểu như thế nào?
Thay đổi thói quen: hạn chế uống nhiều nước, cà phê, bia, rượu, không để táo bón kéo dài, giảm cân, tập nhịn tiểu và đi tiểu theo giờ.Tập thể dục cơ ở vùng kín.
Uống thuốc.
Mổ: nội soi, mổ bụng hoặc ngả âm đạo.
Đặt ống thông tiểu ngắt quãng.
Một câu chuyện thành công
Són tiểu xảy ra ở mọi lứa tuổi và tôi đã sống chung với nó trong thời gian rất dài…
Bất cứ sự chuyển động nào gây áp lực lên bàng quang dù rất nhỏ cũng làm tôi bị són tiểu. Thật khó khăn để sống năm này qua năm khác với tình trạng này.
“Nếu càng nhiều người bị són tiểu được giúp đỡ vào những năm sớm hơn trong cuộc đời thì sẽ càng ít người phải giải quyết nó vào những năm sau đó”
Fletcher
Chảy máu tử cung bất thường tuổi dậy thì là tên mà các bác sĩ sử dụng để mô tả khi có điều gì đó không ổn xảy ra với chu kỳ kinh nguyệt của một cô gái trong độ tuổi dậy thì (từ 10 đến 19 tuổi – theo WHO). Các bác sĩ đôi khi còn gọi là "chảy máu tử cung do rối loạn chức năng". Trong phần lớn trường hợp, chảy máu tử cung bất thường tuổi dậy thì không phải là điều đáng lo ngại.
Hội chứng buồng trứng đa nang là một rối loạn nội tiết và chuyển hóa toàn thân, đặc trưng bởi một vài hoặc nhiều triệu chứng như rậm lông, mụn trứng cá, hói đầu ở phụ nữ trưởng thành, rối loạn kinh nguyệt và buồng trứng đa nang. Hội chứng này ảnh hưởng đến khoảng 5-18% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng, có thể là do kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường sống. Sinh lý bệnh khá phức tạp, đến nay vẫn chưa được hiểu rõ. Hội chứng này gây nên nhiều vấn đề sức khỏe lâu dài cho người phụ nữ, đáng lưu ý là vô sinh và tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường.
Teo âm đạo là khi thành âm đạo trở nên mỏng, khô và dễ bị viêm. Điều này xảy ra khi cơ thể bạn tạo ra ít estrogen hơn, chẳng hạn như thời kỳ trong và sau mãn kinh.
Xuất huyết giữa chu kỳ là hiện tượng chảy máu âm đạo giữa chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí khi đang mang thai.
Vách ngăn âm đạo là một bất thường ở âm đạo: có một màng ngăn phân chia bên trong âm đạo. Phụ nữ có vách ngăn âm đạo có thể mắc các dị tật khác bên trong cơ thể bao gồm như dị tật về tử cung và buồng trứng, thận, hậu môn trực tràng…