Tiểu không tự chủ do gắng sức: hướng dẫn mới của ACOG
DS. Huỳnh Thị Hồng Gấm (Dịch)
Khoa Dược - BV Từ Dũ
Trường Cao đẳng sản phụ khoa Mỹ (ACOG) đã lần đầu tiên ban hành hướng dẫn liên quan đến việc đánh giá tiểu không tự chủ do gắng sức (SUI) không phức tạp trước khi điều trị phẫu thuật ở phụ nữ.
Ủy ban viết trong một ý kiến được công bố trong tạp chí Sản phụ khoa số ra tháng 6 "SUI là một tình trạng thoát nước tiểu không tự chủ khi nỗ lực thể chất, hắt hơi, hoặc ho thường là khó chịu cho bệnh nhân và thường xuyên ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống". "Người ta ước tính SUI ảnh hưởng đến 15,7% phụ nữ trưởng thành. Trong số những phụ nữ có SUI: 77,5% báo cáo các triệu chứng của họ là khó chịu, và 28,8% trong nhóm này báo cáo các triệu chứng của họ là khó chịu vừa phải đến vô cùng khó chịu; mức độ khó chịu liên quan với các mức độ nghiêm trọng của SUI"
Lựa chọn điều trị bảo tồn cho SUI bao gồm các bài tập cơ vùng chậu một mình hoặc kết hợp với vật lý trị liệu, thay đổi hành vi, vòng nâng hỗ trợ (continence-support pessaries) và chèn niệu đạo.
Tác giả nhấn mạnh, tư vấn về điều trị trước tiên phải làm nổi bật lựa chọn bảo tồn. Trước khi thực hiện phẫu thuật căn bản võng treo (sling midurethral) ở phụ nữ có triệu chứng SUI, các bác sĩ nên đánh giá bệnh nhân qua 6 bước tối thiểu sau:
- Khai thác tiền sử, bao gồm cả tiền sử tiết niệu, khai thác kỹ lưỡng tiền sử nội khoa và tiền sử thần kinh, tiền sử về thuốc, kể cả thuốc không kê toa.
- Thực hiện phân tích nước tiểu để loại trừ nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Thực hiện kiểm tra sức khỏe để loại trừ các yếu tố gây nhiễu hoặc yếu tố góp phần. Những yếu tố này có thể bao gồm chi nang niệu đạo, tiết dịch âm đạo, hoặc không kiểm soát ngoài niệu đạo. Sa tạng chậu là một hình thức SUI phức tạp vì sa có thể gây ra tắc nghẽn niệu đạo tương đối, từ đó cản trở tháo nước tiểu .
- Chứng minh tiểu không tự chủ do gắng sức bằng cách sử dụng thử nghiệm ho.
- Đánh giá di động niệu đạo bằng cách sử dụng thử nghiệm tăm bông cotton, hệ thống định lượng sa cơ quan vùng chậu, trực quan, sờ nắn hoặc siêu âm. Phẫu thuật cho tiểu không tự chủ thành công hơn ở phụ nữ với tính di động niệu đạo, có biểu hiện SUI không phức tạp và được định nghĩa là ít nhất dịch chuyển 30 độ từ đường nằm ngang khi bệnh nhân đang ở một vị trí nằm ngửa như trong thủ thuật cắt sỏi và căng thẳng .
- Đo lượng nước tiểu tồn lưu trong bàng quang sau khi đi tiểu. Ở phụ nữ SUI không phức tạp, ít hơn 150ml. Lượng nước tiểu tồn lưu trong bàng quang sau khi đi tiểu cao có thể cho thấy bàng quang rỗng bất thường hoặc không kiểm soát liên quan đến bí tiểu mạn tính.
Theo bằng chứng sẵn có, thêm thử nghiệm niệu động học đa kênh trước phẫu thuật cho cơ sở đánh giá không ảnh hưởng đến kết quả điều trị cho phụ nữ có SUI không phức tạp trên những người không đáp ứng với điều trị bảo tồn và những người muốn trải qua phẫu thuật đặt võng treo (midurethral sling). Tuy nhiên, thử nghiệm niệu động học đa kênh và xét nghiệm chẩn đoán khác trước khi phẫu thuật hoặc bắt đầu điều trị khác có thể cho lợi ích ở phụ nữ SUI phức tạp.
Ủy ban viết "Đánh giá lâm sàng nên hướng dẫn cho các quyết định của nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe để thực hiện thử nghiệm niệu động học đa kênh trước phẫu thuật hoặc tham khảo một chuyên gia được đào tạo và có kinh nghiệm trong y học vùng chậu nữ và phẫu thuật tái tạo thích hợp".
Nguồn:
Laurie Barclay. Stress Urinary Incontinence: New ACOG Guidelines. (http://www.medscape.com/viewarticle/825548)
Chảy máu tử cung bất thường tuổi dậy thì là tên mà các bác sĩ sử dụng để mô tả khi có điều gì đó không ổn xảy ra với chu kỳ kinh nguyệt của một cô gái trong độ tuổi dậy thì (từ 10 đến 19 tuổi – theo WHO). Các bác sĩ đôi khi còn gọi là "chảy máu tử cung do rối loạn chức năng". Trong phần lớn trường hợp, chảy máu tử cung bất thường tuổi dậy thì không phải là điều đáng lo ngại.
Hội chứng buồng trứng đa nang là một rối loạn nội tiết và chuyển hóa toàn thân, đặc trưng bởi một vài hoặc nhiều triệu chứng như rậm lông, mụn trứng cá, hói đầu ở phụ nữ trưởng thành, rối loạn kinh nguyệt và buồng trứng đa nang. Hội chứng này ảnh hưởng đến khoảng 5-18% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng, có thể là do kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường sống. Sinh lý bệnh khá phức tạp, đến nay vẫn chưa được hiểu rõ. Hội chứng này gây nên nhiều vấn đề sức khỏe lâu dài cho người phụ nữ, đáng lưu ý là vô sinh và tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường.
Teo âm đạo là khi thành âm đạo trở nên mỏng, khô và dễ bị viêm. Điều này xảy ra khi cơ thể bạn tạo ra ít estrogen hơn, chẳng hạn như thời kỳ trong và sau mãn kinh.
Xuất huyết giữa chu kỳ là hiện tượng chảy máu âm đạo giữa chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí khi đang mang thai.
Vách ngăn âm đạo là một bất thường ở âm đạo: có một màng ngăn phân chia bên trong âm đạo. Phụ nữ có vách ngăn âm đạo có thể mắc các dị tật khác bên trong cơ thể bao gồm như dị tật về tử cung và buồng trứng, thận, hậu môn trực tràng…
Trước đây, thai bám sẹo mổ lấy thai là một bệnh hiếm gặp nhưng gây nên những hậu quả rất nặng nề cho người phụ nữ, thậm chí là mất khả năng sinh sản trong tương lai. Những năm gần đây, cùng với sự gia tăng tỉ lệ mổ lấy thai, số trường hợp bị thai bám sẹo mổ cũng tăng lên đáng kể. Áp dụng rộng rãi siêu âm ngả âm đạo để đánh giá các thai kỳ sớm đã góp phần giúp chẩn đoán sớm bệnh lý này, nhờ vậy giảm các rủi ro khi điều trị.