Xoắn u buồng trứng – mổ càng sớm càng tốt
Khoảng 2giờ00 sáng ngày 22/12/2018, chị T.T.N - 34 tuổi, đột ngột thấy rất đau vùng bụng dưới, tập trung nhiều nhất ở vùng chậu bên trái nên đến Bệnh viện Từ Dũ. Qua thăm khám các bác sĩ ghi nhận chị T.T.N có một khối u ở buồng trứng bên trái kích thước khoảng 7 – 8cm. Tại thời điểm thăm khám, chị N có giảm đau hơn, không nôn ói. Tuy vậy, vì nghi ngờ u bị xoắn nên kíp trực quyết định can thiệt nội soi ổ bụng, nhằm bảo tồn buồng trứng tốt nhất cho phụ nữ trong tuổi sinh đẻ.
Qua nội soi, các bác sĩ nhận thấy buồng trứng bên trái của chị N có khối u to 8cm, đã xoắn một vòng. Khi tháo xoắn, các mạch máu bị chèn ép được hồi phục và buồng trứng hồng hào trở lại. Kíp mổ thực hiện bóc u và giữ phần mô lành buồng trứng. Kỹ thuật này có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp cắt cả buồng trứng, vì giúp bảo tồn được chức năng nội tiết (giúp cơ thể phụ nữ mịn màng, có kinh nguyệt, tóc mượt, …) và chức năng ngoại tiết (rụng trứng mỗi tháng).
Chính vì vậy, tại Bệnh viện Từ Dũ, đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, các bác sĩ luôn nâng niu phần mô buồng trứng còn lành bằng các kỹ năng, thao tác kỹ thuật rất thận trọng, chăm chút.

Xoắn u 2 vòng (hình minh họa nguồn internet) Xoắn u nhiều vòng (hình minh họa nguồn internet)
Tình trạng u buồng trứng xoắn thường xảy ra với trường hợp các khối u có đường kính từ 5- 10cm, nhất là với u dạng bì buồng trứng. Tuy nhiên các u buồng trứng và u hoàng tuyến sau nạo thai trứng cũng có thể bị xoắn.
Buồng trứng chỉ bị bị xoắn nhẹ (bán xoắn) thì sau đó sẽ trở về vị trí cũ. Nếu xoắn nhiều hơn, u sẽ không thể trở về vị trí ban đầu. Nếu không được phẫu thuật kịp thời, u có thể bị hoại tử và vỡ do không được máu tới nuôi dưỡng.
Biểu hiện của người bệnh u nang buồng trứng xoắn:
- Có một u buồng trứng được phát hiện trước đó hoặc u tình cờ được phát hiện ngay tại thời điểm đau bụng.
- Tình trạng đau bụng tương đối rõ, đau liên tục. Thường đau rõ ở một bên phải hoặc trái của bụng dưới,
- Có thể gây buồn nôn, nôn mửa.
U buồng trứng xoắn có thể xuất hiện trên phụ nữ ở mọi độ tuổi, nhưng đặc biệt tập trung ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ. Vì vậy, các bạn nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần.
(LD & MT)
Thai trứng, hay còn gọi là chửa trứng, là một tình trạng bệnh lý thai nghén đặc biệt. Thay vì phát triển thành một bào thai bình thường, trứng thụ tinh lại phát triển thành một khối u gồm nhiều túi nhỏ chứa dịch, giống như chùm nho. Khối u này không thể phát triển thành một em bé
Lạc tuyến trong cơ tử cung, hay còn gọi là adenomyosis, là một bệnh lý phụ khoa thường gặp, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều chị em phụ nữ. Bệnh xảy ra khi các mô tuyến của niêm mạc tử cung "di chuyển" và phát triển sâu vào lớp cơ tử cung, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau, xuất huyết âm đạo bất thường và vô sinh.
Việc tầm soát ung thư vú đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm và nâng cao cơ hội chữa khỏi. Tần suất và phương pháp tầm soát sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và yếu tố nguy cơ của mỗi người
Ung thư vú là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, ung thư vú hoàn toàn có thể chữa khỏi. Do đó, việc tầm soát ung thư vú định kỳ đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một rối loạn nội tiết phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng, gây ra nhiều vấn đề về kinh nguyệt, sinh sản và sức khỏe tổng thể.
Thai ngoài tử cung là một tình trạng cấp cứu sản khoa đòi hỏi phải can thiệp y tế kịp thời. Hiện nay, có hai phương pháp điều trị chính cho thai ngoài tử cung: điều trị nội khoa và phẫu thuật. Sự lựa chọn phương pháp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kích thước của thai, vị trí của thai, mức độ ổn định của bệnh nhân, và mong muốn có con sau này của bệnh nhân.