5 bí quyết đảm bảo an toàn thực phẩm
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến cáo về 5 bí quyết đảm bảo an toàn thực phẩm.
1. Giữ vệ sinh sạch sẽ
Vi sinh vật gây bệnh có thể có mặt ở khắp nơi (trong đất, nước, động vật và người) và dễ dàng lây lan vào thức ăn qua tay, khăn lau, đồ dùng nhà bếp. Chính vì vậy, chúng ta cần rửa tay thật sạch trước khi nấu nướng và trong khi chế biến thức ăn. Bên cạnh đó, cần rửa tay sau khi đi vệ sinh. Giữ gìn và bảo quản thức ăn và nhà bếp sạch sẽ khỏi côn trùng, vật nuôi và các loài vật gây hại. Rửa sạch và vệ sinh đồ dùng chế biến thức ăn.
2. Bảo quản riêng biệt thức ăn sống và chín
Thực phẩm tươi sống (đặc biệt là thịt, thịt gia cầm và hải sản) có thể chứa vi khuẩn nguy hiểm và lây sang thực phẩm khác trong quá trình chế biến hoặc bảo quản. Chính vì vậy, cần bảo quản riêng biệt thịt, thịt gia cầm, đồ ăn hải sản với các thức ăn khác. Không những vậy, người chế biến cần sử dụng riêng biệt các dụng cụ nhà bếp như dao, thớt cho thức ăn sống. Bảo quản thức ăn trong hộp đựng phù hợp, tránh để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm đã chế biến.

3. Nấu kỹ thức ăn
Việc nấu nướng hợp vệ sinh có thể diệt được hầu hết vi sinh vật nguy hại. Cần đặc biệt lưu ý khi chế biến thịt băm, thịt nướng và thịt gia cầm. Chúng ta cần nấu kỹ thức ăn, đặc biệt là thịt, thịt gia cầm, trứng và đồ ăn hải sản. Đun sôi các món súp, món hầm ở 70°C. Thịt và thịt gia cầm phải chín kỹ, nước không còn màu hồng (nên dùng nhiệt kế để đo). Hâm nóng kỹ thức ăn đã nấu chín.
4. Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ phù hợp
Vi khuẩn sinh sôi rất nhanh ở nhiệt độ phòng. Bảo quản lạnh (dưới 5°C) và nấu chín (trên 60°C) giúp hạn chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Vì vậy, không để thức ăn chín ở nhiệt độ phòng quá 2 tiếng. Bảo quản thức ăn chín và thực phẩm dễ hỏng ở nhiệt độ lạnh (dưới 5°C). Đảm bảo thức ăn chín thật nóng trước khi ăn (trên 60°C). Không bảo quản thực phẩm quá lâu, kể cả trong tủ lạnh. Không rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng.
5. Sử dụng nước sạch và thực phẩm tươi sống
Nước chưa đun sôi và đá có thể chứa vi khuẩn gây hại. Thực phẩm lên men có thể sinh ra các chất độc hại. Chọn thực phẩm tươi sống và thực hiện các bước vệ sinh cơ bản giúp giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Chúng ta cần sử dụng nước sạch hoặc xử lý nước trước khi dùng. Chọn thực phẩm tươi sống, an toàn và lành mạnh. Chọn thực phẩm đã qua chế biến an toàn (ví dụ: sữa tiệt trùng). Rửa kỹ rau quả (đặc biệt là rau sống). Không dùng thực phẩm quá hạn sử dụng. Có kiến thức chế biến thức ăn để phòng tránh nhiễm bệnh cho gia đình.
Nguồn:
https://hcdc.vn/5-bi-quyet-dam-bao-an-toan-thuc-pham-HtOK6g.html
Mùa mưa mang theo nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm. Số ca mắc sốt xuất huyết hiện đang gia tăng tại một số tỉnh miền Nam.
Sốt xuất huyết là bệnh do vi rút lây truyền qua vết chích của muỗi vằn. Hiện tại không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Việc điều trị chủ yếu tập trung giảm nhẹ các triệu chứng đau nhức để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình hồi phục cũng như phát hiện các dấu hiệu cảnh báo nặng.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Muỗi vằn Aedes aegypti là tác nhân chính lây truyền bệnh. Chúng sinh sản mạnh mẽ ở những nơi chứa nước đọng. Vì vậy, bất cứ nơi nào đọng nước trong một thời gian dài đều là nơi để muỗi sinh sản.
Ngày 9/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã thay mặt Bộ trưởng Bộ Y tế trao bằng khen cho ê-kíp Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 thực hiện ca thông tim xuyên bào thai cho sản phụ người Singapore – đánh dấu một bước tiến vượt bậc của y học can thiệp bào thai tại Việt Nam.
Ngày 9-6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đến thăm, chúc mừng và trao bằng khen của Bộ Y tế cho các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1, do có thành tích xuất sắc can thiệp thành công một trường hợp dị tật tim bẩm sinh phức tạp từ một bào thai 22 tuần tuổi của sản phụ người Singapore.
Ê-kíp thông tim bào thai của Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế vì có thành tích đột xuất, xuất sắc trong ca can thiệp bào thai cho thai phụ người Singapore.