Ảnh hưởng của việc ăn thừa muối đến sức khỏe
Ngày 28/3/2024 Cục Y tế dự phòng đã có Công văn số 249/DP-KLN ban hành khuyến nghị hàm lượng muối natri tối đa cho một số thực phẩm chế biến bao gói sẵn tại Việt Nam, trong đó nhấn mạnh natri rất cần thiết đối với cơ thể con người nhưng rất ít khi bị thiếu mà nguy cơ thường bị tiêu thụ quá nhiều so với nhu cầu cơ thể và gây tác hại đối với sức khỏe.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, người trưởng thành chỉ nên ăn dưới 2.000mg natri/ngày (tương đương với 5g muối/người/ngày). Điều tra năm 2015 cho thấy trung bình một người trưởng thành Việt Nam tiêu thụ 3.760 mg natri/ngày (tương đương với 9,4g muối/ngày), nhiều gấp khoảng 2 lần so với khuyến cáo.
Ăn thừa natri là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng làm gia tăng bệnh tật trong đó có các bệnh bị ảnh hưởng rõ ràng nhất sau đây:
1. Ăn thừa natri gây tăng huyết áp, là bệnh lý chủ yếu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và bệnh tim mạch khác làm cho hàng trăm ngàn người Việt Nam bị liệt, tàn phế, mất sức lao động và tử vong mỗi năm.
2. Ăn thừa natri làm tăng gánh nặng cho thận, dẫn tới suy giảm chức năng thận.
3. Ăn thừa natri có nguy cơ làm giảm mật độ xương và gây loãng xương. Ăn thừa natri dẫn tới mất kali, canxi, nhiều khoáng chất khác và có thể gây sỏi thận.
4. Ăn thừa natri làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng, tăng nguy cơ ung thư dạ dày do phá hủy lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và tăng sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori. Nghiên cứu cho thấy người ăn thừa natri thì nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn 68% so với người hạn chế ăn natri.
5. Ăn thừa natri gây nặng thêm tình trạng hen phế quản.
6. Ăn thừa natri gây rối loạn thính lực. Chế độ ăn thừa natri làm tăng giữ dịch ở tai trong gây tăng áp lực và có thể gây rối loạn thính lực, gây điếc.
7. Ăn thừa natri gây béo phì vì liên quan đến tăng tiêu thụ nước ngọt có đường. Khi ăn thừa natri sẽ làm tăng cảm giác khát và để giảm cảm giác khát mọi người thường có xu hướng uống nhiều nước ngọt có đường, nhất là trẻ em, từ đó làm tăng cân.
8. Ăn thừa natri ảnh hưởng đến hoạt động của não, khả năng nhận thức, thậm chí có thể gây chứng mất trí do tắc mạch máu não.
Tóm lại, ăn thừa natri gây ra rất nhiều tác hại, do đó giảm natri theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (< 2.000 mg natri/ngày tương đương 5g muối/ngày) là một mục tiêu quan trọng nhằm nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh không lây nhiễm cho tất cả mọi người.
Link tham khảo: Khuyến nghị “Hàm lượng natri tối đa cho một số thực phẩm chế biến bao gói sẵn tại Việt Nam” https://vncdc.gov.vn/download-file.html?id=f171161131866051db6be8a9
Đó là nhận định của bệnh viện Từ Dũ sau khi thực hiện thành công các ca thông tim can thiệp bào thai, cứu sống được 4 em bé bị dị tật tim bẩm sinh nặng kể từ đầu năm 2024 đến nay.
Ngày 15/7, Bệnh viện Từ Dũ (TP. HCM) cho biết đã thực hiện thành công thêm một ca thông tim can thiệp bào thai bị dị tật tim bẩm sinh nặng, đến nay em bé đã ra đời khoẻ mạnh.
Ngày 15-7, Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) thông tin nơi đây vừa phối hợp Bệnh viện Nhi đồng 1 mổ lấy thai cho ca thông van tim bào thai cứu thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh nặng.
Theo thống kê từ các địa phương, trong những tuần gần đây số mắc sốt xuất huyết trên cả nước đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố khu vực miền Nam với số mắc và tử vong liên tục tăng cao. Dự báo thời gian tới sẽ bước vào những tháng cao điểm mùa dịch do thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho đàn muỗi truyền bệnh phát triển.
Bé trai đầu tiên được thông tim từ trong bào thai đã chào đời lúc 9h17 sáng 30-1 tại Bệnh viện Từ Dũ. Bé nặng 2,9kg, da dẻ hồng hào, khóc rất to khi chào đời