Báo cáo mới của Quỹ dân số liên hiệp quốc
Ths. Bs . Ngô Thị Yên
Khoa KHHGĐ – BV Từ Dũ
Ngày 03 tháng 12 năm 2009, Viện Nghiên cứu Guttmacher thuộc Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) vừa mới công bố báo cáo tổng hợp từ năm khu vực: châu Phi cận Sahara, tiểu vương Quốc Ả Rập, Châu Mỹ la tinh và vùng Caribê, Nam Á và Đông Nam Á. Báo cáo có tên: Adding It Up - Chi phí và Lợi ích của việc Đầu tư cho Kế Hoạch hóa Gia đình và Sức khỏe Bà mẹ và Sơ Sinh.
![]() |
Mục đích của báo cáo là hướng dẫn những nhà lãnh đạo trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản - dù ở cấp độ toàn cầu, khu vực hay quốc gia - biết cách đầu tư để mang lại hiệu quả lớn nhất. Báo cáo trình bày những phân tích mới nhất về chi phí và lợi ích của việc đầu tư trong hai lĩnh vực chủ yếu của chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục: kế hoạch hóa gia đình và các dịch vụ sức khỏe bà mẹ và sơ sinh.
Kết luận quan trọng của báo cáo là nếu thế giới đầu tư đồng thời cho lĩnh vực kế hoạch hóa gia đình và các dịch vụ chăm sóc liên quan thai kỳ tại các nước đang phát triển thì số tử vong bà mẹ có thể giảm đi đến 70% và tử suất sơ sinh có thể giảm đi 50%. Việc đầu tư cho lĩnh vực kế hoạch hóa gia đình giúp nâng cao hiệu quả sử dụng của từng đồng đô la chi cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ mang thai và sơ sinh. Báo cáo tổng hợp đã tính toán được rằng: để có được những kết quả tương tự như khi chỉ đầu tư cho riêng cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và sơ sinh. Việc đầu tư đồng thời vừa kế hoạch hóa gia đình vừa các dịch vụ chăm sóc thai kỳ có thể tiết kiệm được khoảng 1,5 tỉ đô la Mỹ.
Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ ra rằng nếu đầu tư đồng thời cho cả hai lĩnh vực kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc thai kỳ thì mỗi năm trên toàn thế giới có thể ngăn ngừa được gần 400.000 trường hợp tử vong bà mẹ và 1,6 triệu tử vong sơ sinh. Số thai ngoài ý muốn cũng giảm hơn 2/3 và phá thai không an toàn cùng những biến chứng của nó có thể giảm đi khoảng 75%.
Ts Sharon Camp, giám đốc Viện Nghiên cứu Guttmacher cho rằng: “Việc đầu tư cho các dịch vụ sức khỏe cơ bản trong tầm tay, như kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc thai kỳ có thể cứu sống hàng triệu bà mẹ và trẻ sơ sinh. Đây không phải là vấn đề quá lớn lao mà chỉ là những việc làm đơn giản có thể được cung cấp ở ngay tại từng địa phương với chi phí thấp”
Adding it Up cho thấy tổng số vốn cần đầu tư là 24,6 tỉ đô la Mỹ – một con số nhỏ hơn chi phí hiện tại cho cả lĩnh vực kế hoạch hóa gia đình và các chương trình sức khỏe bà mẹ ở các nước đang phát triển.
Ngài Thoraya Ahmed Obaid - Giám đốc diều hành UNFPA nói “ Đây là tình huống chắc thắng. Chúng ta biết cần phải làm gì, chúng ta biết cần bao nhiêu tiền và bây giờ chúng ta biết rằng việc đầu tư cần thiết có liên quan mật thiết với những lợi ích to lớn sau đó”.
Tài liệu khẳng định lợi ích của việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu về kế hoạch hóa gia đình lẫn các dịch vụ cho bà mẹ và sơ sinh.
Tham khảo các thông tin trên website của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc
Khi những tiếng chuông vang lên báo hiệu sự khởi đầu của năm mới, tại Bệnh viện Từ Dũ, tiếng khóc chào đời đầu tiên của những công dân nhí như hòa cùng niềm vui của đất trời. Đó là khoảnh khắc thiêng liêng khi sự sống mới bắt đầu, mang theo biết bao kỳ vọng và yêu thương của gia đình và xã hội.
Đó là nhận định của bệnh viện Từ Dũ sau khi thực hiện thành công các ca thông tim can thiệp bào thai, cứu sống được 4 em bé bị dị tật tim bẩm sinh nặng kể từ đầu năm 2024 đến nay.
Ngày 15/7, Bệnh viện Từ Dũ (TP. HCM) cho biết đã thực hiện thành công thêm một ca thông tim can thiệp bào thai bị dị tật tim bẩm sinh nặng, đến nay em bé đã ra đời khoẻ mạnh.
Ngày 15-7, Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) thông tin nơi đây vừa phối hợp Bệnh viện Nhi đồng 1 mổ lấy thai cho ca thông van tim bào thai cứu thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh nặng.
Theo thống kê từ các địa phương, trong những tuần gần đây số mắc sốt xuất huyết trên cả nước đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố khu vực miền Nam với số mắc và tử vong liên tục tăng cao. Dự báo thời gian tới sẽ bước vào những tháng cao điểm mùa dịch do thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho đàn muỗi truyền bệnh phát triển.