Bước ngoặt trong cuộc chiến chống căn bệnh AIDS
Uống hàng ngày một viên tenofovir có thể giúp ngăn chặn nguy cơ lây truyền HIV với hiệu quả lên tới 73%. (Nguồn: Internet) |
Theo Giám đốc chấp hành Chương trình chung của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) Michel Sidibé, khai thông khoa học quan trọng này khẳng định vai trò thiết yếu của thuốc chống virus trong phản ứng toàn cầu chống HIV, giúp nhân loại đạt tới bước ngoặt trong cuộc chiến chống căn bệnh thế kỷ.
Kết quả nghiên cứu của Trung tâm quốc tế nghiên cứu lâm sàng của Trường Đại học Washington (Mỹ) được thực hiện ở Kenya, Uganda và của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh của Mỹ, tiến hành ở Botswana, đều xác nhận việc sử dụng hàng ngày một viên trong hai loại thuốc chống virus HIV là tenofovir và tenofovir/emtricitabine để phòng ngừa nguy cơ bị phơi nhiễm HIV, có thể giúp ngăn chặn nguy cơ lây truyền HIV từ nam giới sang phụ nữ và ngược lại với hiệu quả lên tới 73%. Các loại thuốc chống virus này đều sẵn có ở nhiều nước với giá thấp chỉ 0,25 USD/viên.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Margaret Chan cho rằng trong bối cảnh thế giới cần khẩn cấp công cụ phòng ngừa HIV, kết quả nghiên cứu nói trên có tác động to lớn ngăn chặn lây nhiễm HIV.
WHO và UNAIDS kêu gọi các cá nhân hoặc cặp vợ chồng có nguy cơ cao bị phơi nhiễm HIV, cần thực hiện những biện pháp cụ thể để phát hiện bệnh và phối hợp các lựa chọn phòng ngừa và ngăn chặn lây nhiễm HIV vì hiện nay, chỉ có khoảng một nửa trong tổng số 33 triệu người nhiễm HIV biết bệnh trạng của họ. Không có phương pháp đơn nhất nào có thể ngăn chặn hiệu quả hoàn toàn sự lây nhiễm HIV
Sốt xuất huyết là bệnh do vi rút lây truyền qua vết chích của muỗi vằn. Hiện tại không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Việc điều trị chủ yếu tập trung giảm nhẹ các triệu chứng đau nhức để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình hồi phục cũng như phát hiện các dấu hiệu cảnh báo nặng.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Muỗi vằn Aedes aegypti là tác nhân chính lây truyền bệnh. Chúng sinh sản mạnh mẽ ở những nơi chứa nước đọng. Vì vậy, bất cứ nơi nào đọng nước trong một thời gian dài đều là nơi để muỗi sinh sản.
Ngày 9/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã thay mặt Bộ trưởng Bộ Y tế trao bằng khen cho ê-kíp Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 thực hiện ca thông tim xuyên bào thai cho sản phụ người Singapore – đánh dấu một bước tiến vượt bậc của y học can thiệp bào thai tại Việt Nam.
Ngày 9-6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đến thăm, chúc mừng và trao bằng khen của Bộ Y tế cho các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1, do có thành tích xuất sắc can thiệp thành công một trường hợp dị tật tim bẩm sinh phức tạp từ một bào thai 22 tuần tuổi của sản phụ người Singapore.
Ê-kíp thông tim bào thai của Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế vì có thành tích đột xuất, xuất sắc trong ca can thiệp bào thai cho thai phụ người Singapore.
Ngày 9/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã thay mặt Bộ trưởng Bộ Y tế trao bằng khen cho ê-kíp Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 thực hiện ca thông tim xuyên bào thai cho sản phụ người Singapore.