Củ tỏi có tác dụng gì với tim mạch?
1. Tác dụng của củ tỏi với tim mạch
1.1 Củ tỏi giúp hạ huyết áp
Theo nhiều nghiên cứu, củ tỏi có thể làm hạ huyết áp, từ đó bảo vệ chống lại các bệnh về tim. Điều này là do trong tỏi có chứa hợp chất lưu huỳnh, đặc biệt là allicin, có tác dụng làm giãn cơ trơn mạch máu và mở rộng mạch máu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn tỏi thường xuyên có thể làm giảm huyết áp tâm thu từ 7-16 mmHg và huyết áp tâm trương từ 5-9 mmHg.
1.2 Ngăn chặn kết tập tiểu cầu
Tỏi có thể giúp ngăn chặn kết tập tiểu cầu. Đây là một quá trình mà các tế bào máu kết tụ lại với nhau, có thể dẫn đến cục máu đông trong máu, ngăn chặn lưu lượng máu chảy trơn tru đến tim... gây nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm.
Bằng cách ngăn chặn sự kết tập này, củ tỏi giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim và các cơ quan khác, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim như đau tim. Tỏi cũng thúc đẩy quá trình tiêu sợi huyết, làm tan các cục máu đông không lành mạnh và hỗ trợ thêm cho sức khỏe tim mạch.
1.3 Kiểm soát cholesterol
Củ tỏi cũng có thể làm giảm/duy trì mức cholesterol lành mạnh. Các nghiên cứu chứng minh rằng, việc bổ sung tỏi làm giảm tổng lượng cholesterol từ 7,4 - 29,8mg/dL; cải thiện mức cholesterol tốt (HDL) và làm giảm mức cholesterol xấu (LDL). Các hợp chất lưu huỳnh trong tỏi ngăn ngừa sự tích tụ cholesterol trong máu và làm giảm sản xuất LDL của gan.
1.4 Đào thải độc tố
Củ tỏi chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp loại bỏ độc tố có hại và các gốc tự do ra khỏi cơ thể. Những độc tố này có thể gây viêm và làm hỏng mạch máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
1.5 Ngăn ngừa xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch hay xơ cứng động mạch làm hạn chế lưu lượng máu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Việc tiêu thụ tỏi đã được chứng minh là cải thiện lưu thông máu, bằng cách ngăn ngừa sự tích tụ cholesterol, chất béo và các chất khác trong động mạch, cung cấp khả năng bảo vệ chống lại xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch vành.
2. Cách kết hợp củ tỏi trong nấu ăn
Hầu hết chúng ta đều có thể ăn tỏi hằng ngày. Bạn có thể thêm tỏi vào tất cả các loại rau, mì ống, pizza và cà ri. Nếu bạn không thích mùi của tỏi, hãy đảm bảo rằng bạn rang tỏi đúng cách trong một ít dầu trước khi cho món chính vào nồi.
Tỏi có thể được dùng chế biến nước sốt và cũng có thể thêm vào súp và mì/cơm...
Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Giống như các cơ quan khác của cơ thể, tim cũng cần được bảo dưỡng và dinh dưỡng tốt để hoạt động khỏe mạnh. Hiện nay với lối sống ít vận động, dinh dưỡng kém cùng với căng thẳng, stress gia tăng... khiến tim yếu đi sớm hơn, dẫn đến gia tăng bệnh tim ở độ tuổi 40, 30 và thậm chí là độ tuổi 20.
Nguồn:
https://suckhoedoisong.vn/cu-toi-co-tac-dung-gi-voi-tim-mach-169250503151007318.htm
Mùa hè mang đến cho chúng ta rất nhiều loại trái cây ngon và bổ dưỡng. Một số loại trái cây có thể giúp giảm nồng độ axit uric một cách tự nhiên.
Nồng độ axit uric cao trong máu sẽ tạo thành các tinh thể sắc nhọn lắng đọng trong các khớp (bệnh gout), gây sưng và đau. Dùng thuốc và thay đổi lối sống có thể giúp kiểm soát nồng độ axit uric.
Đi bộ là bài tập dễ thực hiện, có thể mang lại điều kỳ diệu cho sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc. Dưới đây là những lợi ích của việc đi bộ 30 phút mỗi ngày
Theo Bộ Y tế, trong giai đoạn gần đây tình hình sốt xuất huyết trên thế giới tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp. Còn ở nước ta hiện đang bắt đầu vào thời điểm mùa dịch sốt xuất huyết, số mắc hàng năm có xu hướng tăng cao nhất từ tháng 5 đến tháng 11...
Sáng 26/3, Bệnh viện Từ Dũ tổ chức khánh thành Phòng khám Nha khoa thai phụ. Đến dự có đồng chí Trần Thị Diệu Thúy, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TPHCM; ông Masuo Ono, Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TPHCM.
Ngày 26/3, Bệnh viện Từ Dũ tổ chức lễ khánh thành phòng khám Nha khoa thai phụ tiêu chuẩn Nhật Bản. Tham dự lễ khánh thành có Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy, Tổng lãnh sự Nhật bản tại TP.HCM Masuo Ono và đại diện Sở Y tế TP.HCM.
Phòng khám Nha khoa thai phụ tiêu chuẩn Nhật Bản tại Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM là kết quả của quá trình hợp tác giữa TP Nagoya và TP.HCM. Phòng khám thể hiện tình hữu nghị và sự hợp tác ngày càng sâu sắc giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản.