Dễ tổn thương não vì BPA
Cần thận trọng khi sử dụng các đồ chơi trẻ em bằng nhựa, hộp nhựa đựng thực phẩmẢnh: Hồng Thúy
Coi chừng bình sữa trẻ em, chai đựng nước
BPA có cái tên hơi “lạ” nhưng lại là chất mà chúng ta thường phải tiếp xúc hằng ngày, thậm chí hàng giờ. Theo ước tính, có khoảng gần 3 tỉ kg BPA “xâm nhập” vào hàng ngàn sản phẩm tiêu dùng mỗi năm. Những sản phẩm này bao gồm các loại nhựa polycarbonate dùng để chế ra các dụng cụ gia dụng như bình sữa trẻ em, chai đựng nước, hộp nhựa chứa thực phẩm...
Ngoài ra, BPA cũng được dùng để tráng vào mặt trong của những hộp kim loại chứa thực phẩm (thực phẩm đóng hộp) với mục đích ngăn cản thực phẩm tiếp xúc với kim loại. Gần đây, với hình thức mua bán siêu thị, hóa đơn tính tiền được in ra vốn là những loại giấy chịu nhiệt được “tẩm quất” BPA.
Dễ rò rỉ vào thực phẩm đóng hộp
BPA đi vào cơ thể chúng ta bằng nhiều lối. Các loại nhựa polycarbonate chứa BPA sẽ giải phóng BPA nếu được làm nóng hoặc được rửa bằng những dung dịch tẩy trùng mạnh. Ví dụ như khi chúng ta hâm nóng sữa cho trẻ em bằng lò vi sóng mà vẫn để sữa trong bình nhựa thì BPA sẽ thấm vào sữa. Trẻ em dùng sữa này sẽ bị ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Một ví dụ khác là khi chúng ta dùng lại những chai chứa nước giải khát hoặc những hộp đựng thực phẩm làm bằng nhựa, nếu chúng bị trầy xước bên trong thì BPA cũng dễ dàng ngấm vào đồ ăn, thức uống.
BPA cũng rất dễ có khả năng rò rỉ trực tiếp vào thực phẩm đóng hộp như cá hộp, trái cây đóng hộp, nước giải khát. Hộp chứa chất lỏng thì BPA dễ thâm nhập hơn những hộp thực phẩm khô như bột, đường, sữa bột... Một số nguồn nước dùng trong sinh hoạt cũng từng bị nhiễm BPA.
Nhiều nước ban hành lệnh cấm
Chính vì tác hại nguy hiểm của BPA cho nên trước Trung Quốc cũng đã có một số quốc gia ban hành lệnh cấm dùng BPA để sản xuất đồ dùng ăn uống dành cho trẻ sơ sinh. Canada là nước liệt BPA vào nhóm độc chất và cũng là nước đầu tiên trên thế giới ban hành lệnh cấm (tháng 4-2008) và lệnh cấm có hiệu lực bắt đầu từ tháng 3-2010; tháng 6-2010, Chính phủ CHLB Đức cũng đã đề nghị ban hành lệnh cấm; tương tự là 8 tiểu bang và 3 TP tại Mỹ…
Tháng 11-2010, Liên hiệp châu Âu (EU) đã thông báo sẽ cấm sản xuất các vật dụng cho trẻ em chứa BPA (hiệu lực từ ngày 1-3-2011) và tất cả những sản phẩm được sản xuất trước đó có chứa BPA phải “rút quân” trước ngày 1-6-2011.
Về phía các nhà sản xuất cũng đã thể hiện trách nhiệm khá rõ ràng. Cụ thể, trong tháng 4-2008, Wal-Mart và Toys RUS thông báo rằng họ sẽ loại bỏ BPA trong các sản phẩm đồ dùng cho trẻ em. Tháng 9-2009, Sigg thông báo họ sẽ không dùng BPA để tráng lên các lon nhôm đóng hộp của họ. Tháng 7-2010, Công ty Thực phẩm đóng hộp Heinz loại bỏ BPA trong các hộp thực phẩm bán ở Úc, Anh Quốc và Ireland.
Ngày 30-6-2010, Chính phủ Úc tuyên bố rằng những “đại gia” trong làng siêu thị Úc như Coles, K Mart, Target, Woolworths, Big W và Aldi đã tự nguyện thu hồi các sản phẩm dùng cho em bé có chứa BPA.
Để hạn chế tác hại của BPA, tốt nhất người tiêu dùng không nên dùng những hộp thực phẩm bằng nhựa để làm nóng thực phẩm. Nếu sử dụng lò vi sóng thì nên chứa đồ ăn trong chén sứ; nên chọn lựa những sản phẩm bảo đảm an toàn cho trẻ em; không ăn quá nhiều hoặc thường xuyên các loại thực phẩm đóng hộp có sử dụng BPA làm nguyên liệu tráng lon. |
Theo Người lao động
Đó là nhận định của bệnh viện Từ Dũ sau khi thực hiện thành công các ca thông tim can thiệp bào thai, cứu sống được 4 em bé bị dị tật tim bẩm sinh nặng kể từ đầu năm 2024 đến nay.
Ngày 15/7, Bệnh viện Từ Dũ (TP. HCM) cho biết đã thực hiện thành công thêm một ca thông tim can thiệp bào thai bị dị tật tim bẩm sinh nặng, đến nay em bé đã ra đời khoẻ mạnh.
Ngày 15-7, Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) thông tin nơi đây vừa phối hợp Bệnh viện Nhi đồng 1 mổ lấy thai cho ca thông van tim bào thai cứu thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh nặng.
Theo thống kê từ các địa phương, trong những tuần gần đây số mắc sốt xuất huyết trên cả nước đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố khu vực miền Nam với số mắc và tử vong liên tục tăng cao. Dự báo thời gian tới sẽ bước vào những tháng cao điểm mùa dịch do thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho đàn muỗi truyền bệnh phát triển.
Ngày 28/3/2024 Cục Y tế dự phòng đã có Công văn số 249/DP-KLN ban hành khuyến nghị hàm lượng muối natri tối đa cho một số thực phẩm chế biến bao gói sẵn tại Việt Nam, trong đó nhấn mạnh natri rất cần thiết đối với cơ thể con người nhưng rất ít khi bị thiếu mà nguy cơ thường bị tiêu thụ quá nhiều so với nhu cầu cơ thể và gây tác hại đối với sức khỏe.