Dinh dưỡng cho trẻ trong mùa bệnh Tay Chân Miệng
>> Sự nguy hiểm của bệnh tay chân miệng
>> Cách sử dụng dung dịch khử khuẩn tại nhà
“Con tôi ăn gì, cữ thức ăn gì để phòng bệnh và trong khi bị bệnh Tay chân miệng?”- đó là câu hỏi thường gặp ở phòng khám bệnh.
Sau đây là nguyên tắc chung về dinh dưỡng cho Trẻ trong mùa bệnh Tay chân Miệng.
1. Phòng bệnh: Tăng cường sức đề kháng và Giữ vệ sinh sạch sẽ
- Cho trẻ ăn đủ bữa ( 3-5 bữa trong ngày), đủ dinh dưỡng (bột, đạm, dầu, rau).
- Ăn nhiều trái cây sạch sau khi ăn cháo, bột để tăng cường vitamin và yếu tố vi lượng.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn.
- Không cho trẻ ngậm đồ chơi hay núm vú cao su.
- Đồ chơi và muỗng, chén của trẻ phải rửa sạch mỗi ngày và không nên chơi chung, ăn chung với những trẻ có bệnh.
2. Khi trẻ bị bệnh Tay Chân Miệng:
- Cho trẻ ăn những món ăn mà trẻ thích.
- Cho ăn thức ăn như bình thường nhưng làm lỏng, mềm như cháo bột (kể cả trẻ lớn) vì thức ăn cứng làm trẻ đau rát miệng.
Thức ăn nên để thật nguội, thậm chí có thể làm mát để trẻ dễ ăn. Thức ăn nóng làm trẻ đau không nuốt được.
- Có thể thay một bữa ăn bằng một hũ yaourt, một ly sữa mát.
- Khi trẻ đã từ chối không ăn thì nên ngưng ngay và bù vào bằng một ly sữa lạnh, một bánh Flan, một hũ yauort hoặc một ly nước trái cây lạnh. Không nên ép trẻ ăn quá làm trẻ khóc, trẻ sẽ mệt mỏi hơn.
- Sau khi ăn cần súc miệng sạch sẽ và để trẻ nghỉ ngơi (nhịn hoàn toàn) trong 3- 4 giờ sau đó mới cho ăn bữa khác.
- Cần uống bổ sung vitamin vàkhoáng chất theo chỉ định của bác sĩ.
- Thời gian trẻ bị bệnh ngắn (khoảng từ 5-10 ngày) nên không cần ép trẻ ăn quá vì sau khi hết bệnh trẻ sẽ ăn nhiều hơn để bù lại khi bị bệnh.
- Cữ những thức ăn cứng, sống, mất vệ sinh.
BS.CKII. Nguyễn Thị Hoa
Theo Nhi Đồng 1
Tiêu chảy là bệnh phổ biến nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm và xử lý đúng cách. Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm túc các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng
Một người có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với gia cầm bị nhiễm vi rút cúm trong cơ thể, bao gồm cả nước bọt, chất nhầy, phân, hoặc môi trường bị nhiễm vi rút. Người mắc bệnh có thể có các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, và trong một số trường hợp, bệnh có thể gây tử vong.
Bệnh viện Từ Dũ vinh dự đón nhận chứng nhận trở thành trung tâm can thiệp bào thai chuẩn châu Âu đầu tiên tại Việt Nam.
Hội nghị Sản Phụ khoa Việt – Pháp - châu Á Thái Bình Dương lần thứ 25 vừa chính thức khai mạc tại TP.HCM vào sáng nay. Đây là sự kiện y khoa quốc tế quan trọng, đánh dấu cột mốc 25 năm hợp tác bền vững giữa các chuyên gia sản phụ khoa Việt Nam và quốc tế, mở rộng kết nối đến nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Hội nghị Sản phụ khoa Việt – Pháp – châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 25 vừa chính thức khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh vào sáng 8/5. Đây là sự kiện thường niên, do Bệnh viện Từ Dũ phối hợp cùng các đơn vị trong nước và quốc tế tổ chức.
Hội nghị Sản phụ khoa Việt - Pháp - Châu Á Thái Bình Dương 2025 thu hút 3.000 đại biểu tham dự, trong đó có 14 chuyên gia đầu ngành.