Đừng coi thường mụn ở trẻ sơ sinh
Mụn trứng cá (hay còn gọi là nang kê, hoặc mụn sữa): có tới 20% số bé sinh ra bị nang kê. Yếu tố gây ra mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh có thể là những hormon mà trẻ nhận được từ mẹ, có thể là trẻ bị phì đại tuyến bã. Hiện tượng mọc mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh xảy ra khá phổ biến. Mụn có thể xuất hiện ngay sau khi trẻ được sinh ra, nhưng thường thì xuất hiện vài tuần sau khi sinh. Mụn thường xuất hiện ở trên má, đôi khi ở trên trán, cằm và lưng. Những đốm mụn nhỏ này có thể bị bao bọc bởi một vùng da hơi tấy đỏ. Chúng càng đỏ tấy hơn khi cơ thể bé nóng lên, hay khi da bé bị kích thích khi tiếp xúc với nước bọt, sữa mẹ hay các chất tẩy rửa. Thường thì mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh sẽ biến mất chỉ trong vài tuần nhưng cũng có thể kéo dài đến vài tháng. Nếu trong vòng 3 tháng mụn vẫn chưa biến mất thì bạn nên cho con đi khám da liễu. Trong thời gian bé bị mọc mụn trứng cá không nên bôi bất kì loại kem hay thuốc gì lên mụn; cũng không nên chạm tay hay chà xát lên các đốm mụn, như thế rất mất vệ sinh và càng làm cho tình trạng trở nên xấu hơn. Trẻ vẫn cần được tắm rửa hàng ngày với nước sạch đun sôi để nguội và sữa tắm dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh. Sau khi tắm phải lau khô người cho trẻ
Trẻ sơ sinh bị mụn cần được chăm sóc đúng cách.
|
Mề đay: thường có biểu hiện là các nốt phát ban da giống như những nốt muỗi đốt, gây ngứa ngáy. Bé có thể mắc chứng này từ rất sớm, ví dụ như trong trường hợp bị dị ứng với các protein trong sữa, lúc đó cần cho bé đến khám bác sĩ nhi khoa để có cách chữa trị tốt nhất.
Rôm sảy: khi cơ thể trẻ bị nóng thường xuất hiện rôm sảy trên trán, cổ hay trong các nếp da của trẻ. Các mụn có hình tròn, số lượng nhiều và có màu đỏ. Các mụn đỏ sẽ biến mất khi cơ thể bé mát, vì thế cần tránh cho trẻ mặc quần áo quá nóng và cố gắng hạ độ ẩm của môi trường xung quanh.
Cùng với việc đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa da liễu khám và điều trị, bạn nên chú ý tới cách chăm sóc trẻ theo từng loại bệnh kể trên như hướng dẫn của thầy thuốc. Không nên tự ý bôi, dùng thuốc theo kiểu truyền miệng rất dễ gây những hậu quả khôn lường.
ThS. Thanh Lâm
Theo Sức khỏe & đời sống
Các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện sốc điện 7 lần trước và sau mổ lấy thai giúp cứu sống mẹ con sản phụ Đ.T.T (36 tuổi, ngụ Thuận An, Bình Dương) bị bệnh lý tim rung nhĩ - cuồng nhĩ nặng
Sáng 28/2, Bệnh viện Từ Dũ phối hợp Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiến hành phẫu thuật phối hợp Sản - Nhi thành công ca mổ lấy thai và đặt máy tạo nhịp nội tâm mạch ngay sau sinh giúp cứu sống một em bé bị rối loạn dẫn truyền nhĩ thất (Block nhĩ - thất) độ III bẩm sinh nặng.
Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Từ Dũ vừa phối hợp cứu thành công sản phụ bị rối loạn nhịp tim nặng, cơ hội sống chỉ còn 50%.
Ngày 10-3, Bệnh viện Từ Dũ cho biết, vừa phối hợp với Bệnh viện Chợ Rẫy mổ lấy thai thành công cho sản phụ Đ.T.T. (36 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương) bị bệnh lý tim phức tạp (rung nhĩ, cuồng nhĩ, suy tim, bệnh cơ tim chu sinh), giúp hạ sinh một bé gái cân nặng 2,6kg khỏe mạnh.
Cả ba và mẹ bé (chị T.T.T.A, 30 tuổi) đều là bác sĩ, làm việc tại tỉnh Sóc Trăng. Sau cưới, chị A. từng một lần sảy thai sớm và một lần bị thai lưu lúc 7 tuần. Sau đó, chị nhanh chóng có thai lại, khám thai định kỳ theo lịch. Lúc 3 tháng đầu thai kỳ, xét nghiệm sàng lọc thai NIPT nguy cơ thấp và xét nghiệm tổng quát của chị đều bình thường, siêu âm độ mờ da gáy cũng trong giới hạn bình thường, nhịp tim thai 140-160 nhịp/phút không phát hiện bất thường.
Bé trai tím tái, ngưng thở sau một phút chào đời tại Bệnh viện Từ Dũ, được bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 đặt máy tạo nhịp tim hồi sinh ngoạn mục.