Em bé đầu tiên ở Việt Nam được sửa tim khi còn nằm trong bụng mẹ chào đời
Bé trai từng trải qua cuộc đại phẫu khi còn nằm trong bụng mẹ vì có dị tật tim bẩm sinh đã chào đời, nặng 2,9kg, khóc lớn. Đây là bệnh nhi được thông tim bào thai đầu tiên ở Việt Nam.
Trường hợp ngoạn mục, vượt ngoài mong đợi
9h17 phút ngày 30/1, bé trai đặc biệt được chào đời bằng phương pháp sinh mổ, khóc rất to trong sự xúc động của các bác sĩ. Đây là em bé trong ca thông tim bào thai đầu tiên của Việt Nam cũng như Đông Nam Á.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết ca mổ kéo dài 25 phút. Ngay khi bé chào đời, ê-kíp hồi sức phòng sinh của Bệnh viện Từ Dũ và Khoa Sơ Sinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM đã đánh giá tình hình của bệnh nhi. May mắn, SpO2 đạt 89%, trẻ thở khí trời.
“Chưa bao giờ tôi có cảm xúc như vậy trong phòng mổ. Đây là trường hợp rất ngoạn mục, vượt ngoài mong đợi của ê-kíp. Em bé khóc rất to khi chào đời", bác sĩ Hương nói.
Thực tế, các bác sĩ dự kiến trẻ có khả năng phải thở oxy ngay sau sinh. Nếu trường hợp này không được can thiệp bào thai, trẻ sẽ phải đặt stent hoặc nong động mạch phổi ngay sau khi sinh. Kết quả siêu âm tim trực tiếp tại phòng mổ cho thấy dòng máu qua chỗ hẹp động mạch phổi rất tốt, độ hẹp ở mức trung bình. Điều này có nghĩa là bé không cần can thiệp gì trong giai đoạn đầu đời.
Sau sinh, trẻ sẽ được chuyển về Khoa Hồi sức Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM để tiếp tục theo dõi, đánh giá. Ngày mai, các chuyên gia sẽ đánh giá lại tình hình và có kế hoạch điều trị lâu dài cho bé.
Bác sĩ Trần Ngọc Hải, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, là phẫu thuật viên chính trong ca mổ. Ông cho biết sau khi trẻ được cắt dây rốn và chuyển cho ê-kíp hồi sức, bé tự thở khí trời như một đứa trẻ bình thường. Trẻ được thực hiện da kề da với mẹ. Thai đạt 37 tuần 4 ngày.
“Các bác sĩ rất xúc động. Những ca trẻ không có van động mạch phổi thường rất nặng nề, tiên lượng rất xấu nhưng hôm nay trẻ đã chào đời rất tốt. Diễn tiến của trẻ sơ sinh sẽ thay đổi từng giờ, chúng tôi sẽ theo sát", bác sĩ Hải nói.
Bé trai chào đời khi được 37 tuần 4 ngày trong bụng mẹ. Ảnh: BVCC.
Sự cương quyết của mẹ là động lực cho cả ê-kíp bác sĩ
“Tôi rất xúc động khi nhìn thấy bà mẹ nằm trên bàn mổ, nước mắt giàn giụa. Đây là thành quả của sự dũng cảm của người mẹ, chính sự cương quyết của chị là động lực cho cả ê-kíp vì đây là ca đầu tiên ở Việt Nam. Dù chúng tôi chuẩn bị tất cả mọi thứ để đảm bảo an toàn, nhưng sự cương quyết của gia đình và người mẹ là động lực cho cả ê-kíp”, bác sĩ Hương nói.
Trước đó, ngày 4/1, lần đầu tiên, các bác sĩ tại TP.HCM thực hiện thành công ca thông tim bào thai cho thai nhi 32 tuần bị dị tật tim bẩm sinh nặng. Đây là ca thông tim bào thai đầu tiên ở Việt Nam cũng như Đông Nam Á. Sau rất nhiều năm ấp ủ và chuẩn bị kỹ lưỡng, mong ước cứu trẻ bị tim bẩm sinh từ trong bụng mẹ của bác sĩ Việt Nam đã thành hiện thực.
Theo các chuyên gia, kỹ thuật thông tim bào thai chỉ phát triển trong 5 năm trở lại đây. Trên thế giới chỉ có một số nơi như Brazil, Ba Lan... thực hiện thành công.
Ca bệnh đặc biệt là một sản phụ 28 tuổi ở Đà Nẵng. Khi phát hiện thai có bất thường nặng về tim, sản phụ được chuyển vào TP.HCM theo dõi. Tại Bệnh viện Từ Dũ, khi thai 26 tuần tuổi, thời điểm các bác sĩ quyết định can thiệp bào thai là khoảng thời gian cân não, trải qua 3 lần hội chẩn.
Khi thai được 32 tuần 5 ngày, tính mạng của bé bị đe doạ, Bệnh viện Từ Dũ đã hội chẩn khẩn cấp với Bệnh viện Nhi đồng 1. Các chuyên gia nhận định nếu không can thiệp bào thai để nong van động mạch phổi ngay, thai nhi có thể sẽ chết trong bụng mẹ. Nếu cho sinh ngay, thai nhi có thể tử vong khi vừa chào đời.
Theo Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, can thiệp trong bào thai là giải pháp cấp bách nhằm cứu sống thai nhi còn trong bụng mẹ. Khi can thiệp được từ trong bào thai, tỷ lệ thành công cao hơn khi trẻ đã chào đời do thai nhi có một cơ chế rất hay là tự lành, tự sửa chữa. Cơ chế này hình thành từ những tế bào gốc, sẽ tự chỉnh sửa, tự lành, không để lại sẹo.
Hai bệnh viện chuyên khoa lớn của TP.HCM lên kế hoạch thành lập các ê-kíp gây mê cho người lớn, can thiệp bào thai, nong tim, hồi sức sơ sinh nếu phải mổ, sản khoa để chuẩn bị mổ lấy thai nếu xảy ra sự cố.
8h sáng ngày 4/1, các bác sĩ rà soát lại một lần các phương án. 9h5 phút, ê-kíp tiến hành can thiệp tim thai trong bào thai. Bác sĩ đã dùng một cây kim 18G để đi xuyên từ thành bụng, xuyên vào thành tử cung, vào buồng ối, xuyên thành ngực của thai nhi vào thẳng buồng tim, đi tới thất phải, tìm đúng vị trí để thông van tim cho bào thai.
Ca can thiệp kéo dài gần 40 phút. Kết quả siêu âm sau đó cho thấy dòng chảy qua van động mạch phổi của thai nhi tốt, không tràn dịch màng ngoài tim. Mọi nỗ lực và chuẩn bị đã được đền đáp, thai nhi và sản phụ đều an toàn. Sáng 8/1, sản phụ được xuất viện
Đó là nhận định của bệnh viện Từ Dũ sau khi thực hiện thành công các ca thông tim can thiệp bào thai, cứu sống được 4 em bé bị dị tật tim bẩm sinh nặng kể từ đầu năm 2024 đến nay.
Ngày 15/7, Bệnh viện Từ Dũ (TP. HCM) cho biết đã thực hiện thành công thêm một ca thông tim can thiệp bào thai bị dị tật tim bẩm sinh nặng, đến nay em bé đã ra đời khoẻ mạnh.
Ngày 15-7, Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) thông tin nơi đây vừa phối hợp Bệnh viện Nhi đồng 1 mổ lấy thai cho ca thông van tim bào thai cứu thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh nặng.
Theo thống kê từ các địa phương, trong những tuần gần đây số mắc sốt xuất huyết trên cả nước đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố khu vực miền Nam với số mắc và tử vong liên tục tăng cao. Dự báo thời gian tới sẽ bước vào những tháng cao điểm mùa dịch do thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho đàn muỗi truyền bệnh phát triển.
Ngày 28/3/2024 Cục Y tế dự phòng đã có Công văn số 249/DP-KLN ban hành khuyến nghị hàm lượng muối natri tối đa cho một số thực phẩm chế biến bao gói sẵn tại Việt Nam, trong đó nhấn mạnh natri rất cần thiết đối với cơ thể con người nhưng rất ít khi bị thiếu mà nguy cơ thường bị tiêu thụ quá nhiều so với nhu cầu cơ thể và gây tác hại đối với sức khỏe.