Ngày 11/12/2009

H1N1 và phụ nữ có thai

    Phụ nữ mang thai đối mặt với nguy cơ mắc phải và tử vong cao hơn trước vi rút đại dịch (H1N1) 2009

    Có bằng chứng chắc chắn rằng phu nữ mang thai, đặc biệt là từ  tháng thứ tư trở đi, có nguy cơ mắc và tử vong cao hơn trước vi rút đại  dịch (H1N1) 2009.

    Tỷ lệ tử vong bà mẹ cao ở Việt Nam cơ bản là do sức khỏe và tình  trạng dinh dưỡng bà mẹ kém gắn liền với hệ thống y tế không được trang bị đủ các nguồn lực.

    Những người ăn uống kém sẽ có hệ miễn dịch kém và vì vậy có thể có  nguy cơ cao hơn trước nhiễm khuẩn và vi rút, bao gồm cả vi rút đại dịch  (H1N1) 2009.

    Loại vi rút cúm mới này có thể gây ra một nguy cơ gia tăng biến chứng thai ghén vì cơ thể bà mẹ đang thay đổi rất nhanh, đặc biệt là các hệ tuần hoàn, hô hấp và miễn dịch.

    Do vậy, Tổ chức Y tế Thế giới khuyên phụ nữ mang thai có biểu hiện giống cúm (sốt, viêm họng, chảy nước mũi, ho và hắt hơi) cần  liên hệ với bác sĩ. Điều này là do bệnh có thể tiến triển rất nhanh, và những biến chứng do một loại nhiễm khuẩn thứ cấp, bao gồm cả viêm phổi có thể xảy ra.

    Các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm cả tử vong, trong số phu nữ mang thai do nhiễm vi rút đại dịch (H1N1) 2009 đã được báo cáo có ở khu  vực Tây Thái Bình Dương.

    Trung tâm phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ đã công bố một nghiên cứu cho thấy rằng phu nữ mang thai dễ có khả năng phải nhập viện vì các biến chứng liên quan tới vi rút đại dịch (H1N1) 2009 cao hơn những người  trưởng thành khác.

    Trong khi nguy cơ mắc biến chứng do vi rút đại dịch (H1N1) 2009 trong số phu nữ mang thai là rất cao, điều quan trọng là phải ghi nhớ rằng hầu hết mọi người – bao gồm cả phu nữ mang thai – những người có tiếp xúc với vi rút này sẽ bị ốm nhẹ mà có thể điều trị tại nhà không  cần một sự can thiệp nào của y tế.

    Ngoài ra, chưa có một ca bà mẹ bị nhiễm vi rút đại dich (H1N1) 2009 nào được khẳng định là lan truyền vi rút này sang đứa con chưa ra đời của mình.

    Chưa sản xuất được vắc xin chống vi rút đại dịch (H1N1) 2009 để cung cấp cho cộng đồng. Tuy nhiên, một khi vắc xin được sản xuất ra, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng phu nữ mang thai sẽ được đưa vào danh sách như một trong những các nhóm ưu tiên cần được nhận vắc xin này.

    Liệu pháp kháng vi rút cần được thực hiện đối với các phu nữ mang thai ngay khi họ có những triệu chứng giống cúm, nhưng các thuốc này chỉ có thể được thực hiện theo đơn của bác sĩ.

    Các biện pháp hiệu quả nhất chống sự lây nhiễm vi rút đại dịch (H1N1) 2009 là thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh tiếp xúc với những người ốm và các đám đông đảm bảo rằng những người ốm sẽ ở nhà,và ho và hắt hơi vào một khăn vệ sinh.

    Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng các bà mẹ mới sinh cần tiếp  tục cho con bú ngay cả khi họ hoặc cháu bé bị nhiễm vi rút. Các nghiên cứu cho thấy rằng nuôi con bằng sữa mẹ bổ sung thêm một tầng bảo vệ  trước lây nhiễm vi rút cúm cho em bé vì nó được truyền qua từ miễn dịch của bà mẹ.

    Các phụ nữ mang thai được khuyên ăn uống lành mạnh để đảm bảo có đủ  chất dinh dưỡng để duy trì hệ miễn dịch tốt và giúp chống nhiễm khuẩn.

    Theo Who


    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ