Hệ thống miễn dịch bị phá hủy vì quá sạch sẽ?
Chính việc việc giữ gìn vệ sinh quá kỹ hay lối sống sống quá sạch sẽ được cho là có liên quan đến sự gia tăng đáng báo động của các bệnh tự miễn dịch và dị ứng ở các nước phương Tây, theo giáo sư Barbara Fazekas de St Groth, làm việc tại Viện Nghiên cứu Centenary, Sydney, Úc. Nhưng câu trả lời cho tình thế khó xử này có thể nằm trong ruột của chúng ta.
Trong một bài báo đăng trên Tạp chí The Conversation, Giáo sư Fazekas de St Groth, viết về việc gắn kết các bằng chứng về "giả thuyết vệ sinh": Một lý thuyết cho thấy mối liên kết giữa việc gia tăng mức sống và các bệnh liên quan đến miễn dịch như dị ứng, bệnh tiểu đường loại 1 và bệnh đa xơ cứng.
Giáo sư Barbara Fazekas de St Groth đã tìm thấy bằng chứng ủng hộ "Giả thuyết vệ sinh" |
"Chúng tôi không biết chính xác lý do tại sao các bệnh này tiếp tục tăng mặc dù mức sống được cải thiện. Nghiên cứu này cho thấy nguyên nhân gia tăng của các bệnh liên quan đến miễn dịch, nhưng chúng tôi vẫn chưa khám phá ra các vi sinh vật cụ thể nào đóng vai trò chủ đạo gây ra các chứng bệnh này".
"Một cách để thu hẹp lĩnh vực rất lớn của các yếu tố gây bệnh, có thể là cách tiếp cận vấn đề từ điểm cuối. Bởi sự hiểu biết sâu hơn về hệ miễn dịch và làm thế nào các yếu tố môi trường, vệ sinh có thể thay đổi chức năng của hệ miễn dịch của cơ thể."
Giáo sư Fazekas de St Groth tuyên bố rằng, sự phát hiện của một nhóm nhỏ, nhưng hoàn toàn cần thiết của các tế bào T, trong hệ thống miễn dịch là rất quan trọng: Các tế bào T ức chế hay còn gọi chung là tế bào T điều hòa (hoặc Tregs), điều khiển phản ứng miễn dịch không mong muốn, chẳng hạn như các dị ứng và các bệnh tự miễn dịch.
"Các tế bào T điều hòa (Tregs) được phân bố khắp cơ thể, đặc biệt là tại các vị trí có thể sẽ gặp phải vi khuẩn gây bệnh. Nơi quan trọng nhất là đường ruột, nơi túc trực của hơn 90% các tế bào miễn dịch của cơ thể."
"Ràng buộc này hoàn toàn khớp với giả thuyết vệ sinh vì nó giải thích làm thế nào một sự kiện truyền nhiễm bệnh, xảy ra lần đầu trong cuộc sống (trong đường ruột) có thể tạo ra một hiệu ứng lâu dài trên hệ thống miễn dịch."
Giáo sư Fazekas de St Groth phát biểu: Chúng tôi chỉ mới bắt đầu hiểu được vi khuẩn đường ruột, nhiều vi khuẩn đường ruột không thể được nuôi cấy và chúng chỉ được phát hiện bằng cách xác lập trình tự ADN.
Hiện nay, trong một nỗ lực lập trình tự của "chương trình cộng đồng vi sinh vật ở người (bao gồm: vi khuẩn, vi rus và nấm)", cũng giống như chương trình giải mã bộ gen người, sẽ là nền tảng, cho các nghiên cứu sâu hơn nữa để hiểu được cơ chế hoạt động của các vi khuẩn đường ruột.
"Mối quan tâm chính hiện nay là liệu các kết quả nghiên cứu mới có đến kịp thời, nhằm bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên ở đường ruột của chúng ta trước khi quá muộn".
Theo Khoa học & đời sống
Đó là nhận định của bệnh viện Từ Dũ sau khi thực hiện thành công các ca thông tim can thiệp bào thai, cứu sống được 4 em bé bị dị tật tim bẩm sinh nặng kể từ đầu năm 2024 đến nay.
Ngày 15/7, Bệnh viện Từ Dũ (TP. HCM) cho biết đã thực hiện thành công thêm một ca thông tim can thiệp bào thai bị dị tật tim bẩm sinh nặng, đến nay em bé đã ra đời khoẻ mạnh.
Ngày 15-7, Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) thông tin nơi đây vừa phối hợp Bệnh viện Nhi đồng 1 mổ lấy thai cho ca thông van tim bào thai cứu thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh nặng.
Theo thống kê từ các địa phương, trong những tuần gần đây số mắc sốt xuất huyết trên cả nước đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố khu vực miền Nam với số mắc và tử vong liên tục tăng cao. Dự báo thời gian tới sẽ bước vào những tháng cao điểm mùa dịch do thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho đàn muỗi truyền bệnh phát triển.
Ngày 28/3/2024 Cục Y tế dự phòng đã có Công văn số 249/DP-KLN ban hành khuyến nghị hàm lượng muối natri tối đa cho một số thực phẩm chế biến bao gói sẵn tại Việt Nam, trong đó nhấn mạnh natri rất cần thiết đối với cơ thể con người nhưng rất ít khi bị thiếu mà nguy cơ thường bị tiêu thụ quá nhiều so với nhu cầu cơ thể và gây tác hại đối với sức khỏe.