Hiểm họa transfat - Người tiêu dùng cần được bảo vệ
Transfat và sức khỏe tim mạch
Transfat là một trong những yếu tố gây tăng cholesterol toàn phần, tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt. Theo các nghiên cứu mới đây đã chỉ ra transfat còn có thể là tác nhân gây cản trở lưu thông máu gây ra các bệnh tim mạch nghiêm trọng - đó là một trong số các thông tin liên quan đến transfat trong báo cáo của TS. Nguyễn Thị Bạch Yến, Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, tại buổi hội thảo “Hiểm họa transfat - Người tiêu dùng Việt Nam cần được bảo vệ” vừa được tổ chức vào cuối tháng 2 tại Hà Nội do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam chủ trì.
Cũng tại hội thảo này, PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, transfat là chất béo có hại có trong các loại thực phẩm sử dụng loại dầu chiên không đảm bảo chất lượng (đã qua quá trình hydro hóa ở nhiệt độ cao). Và cũng chính transfat là yếu tố gây rối loạn lipid máu và các bệnh tim mạch. Xu hướng của các gia đình hiện nay, đặc biệt là các gia đình trẻ, lại vô hình chung thích sử dụng những sản phẩm sử dụng dầu chiên có thể chứa transfat vì sự hấp dẫn bắt mắt và sự đa dạng về chủng loại như một số loại mì ăn liền, khoai tây chiên... Tuy nhiên, rất ít người trong số họ có thể lường trước được những nguy hiểm ẩn giấu mà họ đang mang đến cho bản thân và gia đình vì theo PGS Lâm đã báo cáo: Dầu chiên bị hydro hóa dùng trong chế biến giúp cho sản phẩm được bảo quản lâu hơn và tươi ráo hơn nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất đồng thời hấp dẫn người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng không biết cách lựa chọn thực phẩm thì bệnh tim mạch chắc chắn sẽ có cơ hội tấn công vào cơ thể, bởi theo TS. Nguyễn Thị Bạch Yến: Các bệnh tim mạch đang trở nên phổ biến ở Việt Nam với tỷ lệ mắc cao, tỷ lệ tử vong cao và nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên các bệnh này có thể phòng ngừa được một cách hữu hiệu nếu chúng ta nhận thức được tầm nguy hiểm của bệnh tim mạch, cũng như trang bị đầy đủ kiến thức về cách phòng ngừa, ví dụ như cần tránh xa các loại thực phẩm có transfat.
Người tiêu dùng cần được bảo vệ
Nhận thấy tác hại của transfat, các cơ quan quản lý thực phẩm của các quốc gia phát triển trên thế giới đã bắt tay vào hành động. Năm 2003, Đan Mạch là quốc gia đầu tiên áp dụng luật kiểm soát các loại thực phẩm có chứa transfat. Tiếp theo là Canada, quốc gia tiếp theo áp dụng luật yêu cầu tất cả các loại thực phẩm phải ghi rõ hàm lượng transfat trên bao bì. Ở nước ta hiện nay chưa có quy định nào về việc niêm yết thông tin về transfat trên bao bì. Theo phát biểu tại hội thảo của ông Đỗ Gia Phan - Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam: Với những tác hại do transfat gây ra hiện nay, chúng tôi yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm phải ghi rõ thông tin về hàm lượng transfat trên bao bì sản phẩm. Chúng tôi cũng kêu gọi các cơ quan chức năng cần sớm có các biện pháp quản lý transfat để bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng nên tự bảo vệ mình bằng cách đọc kỹ thông tin trên bao bì khi lựa chọn thực phẩm. Tốt nhất nên chọn sản phẩm có niêm yết thông tin về transfat trên bao bì rõ ràng để đảm bảo sức khỏe tim mạch cho cả gia đình.
Theo Sức khỏe & đời sống
Đó là nhận định của bệnh viện Từ Dũ sau khi thực hiện thành công các ca thông tim can thiệp bào thai, cứu sống được 4 em bé bị dị tật tim bẩm sinh nặng kể từ đầu năm 2024 đến nay.
Ngày 15/7, Bệnh viện Từ Dũ (TP. HCM) cho biết đã thực hiện thành công thêm một ca thông tim can thiệp bào thai bị dị tật tim bẩm sinh nặng, đến nay em bé đã ra đời khoẻ mạnh.
Ngày 15-7, Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) thông tin nơi đây vừa phối hợp Bệnh viện Nhi đồng 1 mổ lấy thai cho ca thông van tim bào thai cứu thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh nặng.
Theo thống kê từ các địa phương, trong những tuần gần đây số mắc sốt xuất huyết trên cả nước đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố khu vực miền Nam với số mắc và tử vong liên tục tăng cao. Dự báo thời gian tới sẽ bước vào những tháng cao điểm mùa dịch do thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho đàn muỗi truyền bệnh phát triển.
Ngày 28/3/2024 Cục Y tế dự phòng đã có Công văn số 249/DP-KLN ban hành khuyến nghị hàm lượng muối natri tối đa cho một số thực phẩm chế biến bao gói sẵn tại Việt Nam, trong đó nhấn mạnh natri rất cần thiết đối với cơ thể con người nhưng rất ít khi bị thiếu mà nguy cơ thường bị tiêu thụ quá nhiều so với nhu cầu cơ thể và gây tác hại đối với sức khỏe.