Học sinh TPHCM mắc bệnh học đường nào nhiều nhất?
SKĐS - Theo thống kê của Sở Y tế TPHCM, học sinh trên địa bàn có tỷ lệ mắc tật khúc xạ cao nhất, chiếm 46,22%, tiếp theo là thừa cân với 20,59%, béo phì 17,11%, sâu răng 9,06% và vẹo cột sống 2,05%.
Ngày 13/3, Giám đốc Sở Y tế TPHCM, ông Tăng Chí Thượng - cho biết, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ vào đầu năm học đã giúp phát hiện sớm các bệnh lý học đường, tạo điều kiện chuyển học sinh đến các cơ sở y tế điều trị kịp thời, đồng thời áp dụng chế độ học tập và rèn luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn một số hạn chế, đặc biệt là việc lưu trữ kết quả kiểm tra trên phiếu giấy, gây khó khăn trong việc tổng hợp, báo cáo và quản lý dữ liệu. Đồng thời, nhân sự thực hiện kiểm tra tại các cơ sở y tế chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu, trong khi quy trình kiểm tra sức khỏe học sinh chưa có sự thống nhất giữa các đơn vị.

46,22% học sinh tại TPHCM bị tật khúc xạ.
Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết: "490.139 học sinh thuộc 1.007 trường từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông đã kiểm tra sức khỏe. Kết quả cho thấy, học sinh mắc tật khúc xạ chiếm tỉ lệ cao nhất là 46,22%, kế đến là thừa cân chiếm 20,59%, béo phì 17,11%, sâu răng 9,06%, vẹo cột sống 2,05%, còng cột sống 0,69%".
Tỷ lệ mắc các bệnh học đường có sự khác biệt giữa các cấp học. Ở bậc mầm non và tiểu học, sâu răng là tình trạng phổ biến nhất, tiếp theo là thừa cân, béo phì, tật khúc xạ, còng cột sống và vẹo cột sống. Trong khi đó, ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông, tật khúc xạ chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là thừa cân.
Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết thêm, chuyển đổi số công tác kiểm tra sức khỏe học sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vừa giúp theo dõi liên tục tình trạng sức khỏe của mỗi học sinh từ cấp mầm non đến cấp trung học phổ thông. Dữ liệu sức khỏe của học sinh sẽ được tích hợp liên thông vào hồ sơ sức khỏe ngay khi ngành y tế triển khai hồ sơ sức khoẻ.
Ngoài ra, nhờ chuyển đổi số nên mô hình bệnh tật học đường nhanh chóng được nhận diện, làm cơ sở quan trọng để ngành y tế triển khai các can thiệp y tế học đường.
Sở Y tế TPHCM đề nghị Sở GD&ĐT TPHCM tiếp tục phối hợp và cung cấp đầy đủ thông tin của tất cả các cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông thuộc ngành giáo dục quản lý để cập nhật đầy đủ vào ứng dụng "Hệ thống quản lý sức khỏe cộng đồng" do Sở Y tế TPHCM xây dựng.
Nguồn:
https://suckhoedoisong.vn/hoc-sinh-tphcm-mac-benh-hoc-duong-nao-nhieu-nhat-16925031319472289.htm
Sốt xuất huyết là bệnh do vi rút lây truyền qua vết chích của muỗi vằn. Hiện tại không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Việc điều trị chủ yếu tập trung giảm nhẹ các triệu chứng đau nhức để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình hồi phục cũng như phát hiện các dấu hiệu cảnh báo nặng.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Muỗi vằn Aedes aegypti là tác nhân chính lây truyền bệnh. Chúng sinh sản mạnh mẽ ở những nơi chứa nước đọng. Vì vậy, bất cứ nơi nào đọng nước trong một thời gian dài đều là nơi để muỗi sinh sản.
Ngày 9/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã thay mặt Bộ trưởng Bộ Y tế trao bằng khen cho ê-kíp Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 thực hiện ca thông tim xuyên bào thai cho sản phụ người Singapore – đánh dấu một bước tiến vượt bậc của y học can thiệp bào thai tại Việt Nam.
Ngày 9-6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đến thăm, chúc mừng và trao bằng khen của Bộ Y tế cho các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1, do có thành tích xuất sắc can thiệp thành công một trường hợp dị tật tim bẩm sinh phức tạp từ một bào thai 22 tuần tuổi của sản phụ người Singapore.
Ê-kíp thông tim bào thai của Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế vì có thành tích đột xuất, xuất sắc trong ca can thiệp bào thai cho thai phụ người Singapore.
Ngày 9/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã thay mặt Bộ trưởng Bộ Y tế trao bằng khen cho ê-kíp Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 thực hiện ca thông tim xuyên bào thai cho sản phụ người Singapore.