Ngày 18/06/2009

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh gây ra do chất Nicotine có thể được ngăn ngừa bằng thuốc

    Một nghiên cứu mới đã xác định được một loại dược chất có thể hiệu quả trong điều trị những trẻ dễ bị hội chứng đột tử (Sudden Infatn Death Syndrome-SIDS), do mẹ hút thuốc lá trong thời gian mang thai.

    Theo các nhà nghiên cứu tại trường đại học McMaster, việc bào thai bị phơi nhiễm với chất nicotine sẽ gây hậu quả là mất khả năng đáp ứng với sự giảm oxy mô mà phần lớn các trẻ bị SIDS mắc phải. Một nghiên cứu tương tự trên chuột, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng thuốc điều trị tiểu đường “glibenclamide” có thể đảo ngược hậu quả trên việc phơi nhiễm đối với chất nicotine, tăng khả năng đáp ứng của trẻ sơ sinh đối với việc giảm Oxy mô và tương tự làm giảm tỉ lệ mắc SIDS.

    Phát hiện được công bố  trên tạp chí Journal of Newscience.

    Tiến sĩ Josef Buttigieg trưởng nhóm nghiên cứu, tốt nghiệp phân khoa sinh học đã giải thích rằng: ” Trong quá trình sanh, đứa trẻ thay đổi một cách nhanh chóng về sinh lý và giải phẫu để có thể tự thở. Stress khi được sinh ra kích hoạt tuyến thương thận phóng thích ra hormone adrenaline và noradrenaline được gọi chung là catecholamines. Trong khi sanh, những hormone này lần lượt truyền tín hiệu đến phổi của trẻ giúp sẵn sàng cho việc hít thở không khí”.

    Trong vài tháng sau sanh, tuyến thượng thận đóng vai trò như một bộ phận nhận cảm báo động Oxy. Sự giảm nồng độ Oxy trong máu sẽ kích thích phóng thích catecholamines để lần lượt truyền tín hiệu giúp cho đứa trẻ hít thở sâu, ví dụ như khi đứa trẻ biểu hiện trên gương mặt hay có một kiểu thở bất thường. Tuy nhiên, khả năng phóng thích những hormone này trong khi ngưng thở hay lúc sanh ngạt bị suy giảm do phơi nhiễm với chất nicotine.

    Trong giai đoạn này, những protein đặc hiệu nhạy cảm với giảm oxy mô sẽ kích thích tế bào phóng thích catecholamines. Một loại protein thứ phát đóng vai trò như “cái phanh” để đảm bảo rằng các tế  bào không bị kích thích quá mức trong giai đoạn stress. Tuy nhiên, sự phơi nhiễm bào thai với chất nicotine sẽ làm nồng độ của những “protein phanh” này cao hơn.

    Ông Buttigieg giải thích rằng: “Hậu quả giống như bạn đang cố gắng chạy xe mà đang mở thắng tay. Bạn đi được một chút nhưng thắng xe giữ bạn lại. Trong trường hợp này, tuyến thượng thận không phóng thích catecholamines khi bị giảm oxy mô – ví dụ trong khi sanh hay lúc bị ngạt và thường là tử vong”.

    Nhưng khi các nhà nghiên cứu sử dụng thuốc glibenclamide cho chuột trong phòng thí nghiệm đã hủy bỏ được các “protein phanh”, tuyến thượng thận đã có thể đáp ứng được với sự giảm oxy, do đó đảo ngược sự giảm oxy mô nguy hiểm đến tính mạng trẻ.

    Colin Nurse giáo sư phân khoa sinh học và tư vấn viên của nghiên cứu phát biểu rằng: “Mục tiêu ban đầu thật sự là để hiểu được cách mà hệ thần kinh điều chỉnh sự nhạy cảm oxy của các tế bào trong tuyến thượng thận ở mức nghiên cứu cơ bản. Chúng tôi đã dự đoán các chất dẫn truyền thần kinh được phóng thích có thể tương tác với tế bào tuyến thượng thận và làm  chúng mất nhận cảm với oxy. Kết quả hóa ra lại là nicotine bắt chước tác dụng của một trong những chất dẫn truyền này, bằng cách đó chúng tôi kiểm tra ý tưởng. Nghiên cứu hiện tại rất có ý nghĩa trong việc hiểu được tác dụng cơ học của nicotine trong tình huống này”.

    Nghiên cứu được tài trợ một phần do hội tim mạch và đột qụy Ontario, Viện nghiên cứu sức khỏe và nghiên cứu đột qụy Canada. 

      Source:
      Michelle Donovan
      McMaster University

    Bs. Nguyễn Tấn Tài
    Khoa Sơ sinh - BV Từ Dũ
    http://www.medicalnewstoday.com/articles/152656.php

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ