Hơn 600 người nhiễm độc chì ở tỉnh Chiết Giang
103 trẻ em đã bị nhiễm độc chì. (Ảnh minh họa. Nguồn: AP)
Theo kết quả kiểm tra y tế sơ bộ, 26 người lớn và 103 trẻ em bị nhiễm độc chì nghiêm trọng, với hàm lượng hơn 600 microgram/lít máu ở người lớn, và hơn 250 microgram/lít máu ở trẻ em.
Tất cả các cơ sở gia công này đều là xưởng gia đình. Chính quyền huyện Dương Tấn Kiều đã yêu cầu toàn bộ 25 xưởng gia công phải tạm ngừng hoạt động.
Phát ngôn viên Sở y tế huyện cho biết 129 người nhiễm độc chì ở mức nguy hiểm phải làm xét nghiệm lần thứ hai, trong đó 12 người đang được điều trị tại một bệnh viện địa phương. Những người còn lại nhiễm độc chì ở mức độ nhẹ hơn, hàm lượng từ 400-600 microgram/lít máu. Tất cả các nạn nhân bị nhiễm độc chì sẽ được điều trị miễn phí.
Cơ quan phụ trách các vấn đề về môi trường của địa phương đã tiến hành khảo sát nguồn nước, không khí và đất ở các khu vực lân cận, song không phát hiện môi trường bị ô nhiễm chì.
Huyện Dương Tấn Kiều có hơn 2.500 dân, nhưng có tới gần 200 cơ sở sản xuất giấy thiếc. Chì thường được sử dụng phổ biến trong quá trình làm giấy thiếc. Tuy nhiên, từ trước đến nay Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra tiêu chuẩn về sử dụng thiếc trong quy trình sản xuất này.
Người bị nhiễm một lượng chì cao quá mức trong máu có thể sẽ bị rối loạn tiêu hóa, luôn trong trạng thái lo lắng, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, thiếu máu và bị co giật.
Sốt xuất huyết là bệnh do vi rút lây truyền qua vết chích của muỗi vằn. Hiện tại không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Việc điều trị chủ yếu tập trung giảm nhẹ các triệu chứng đau nhức để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình hồi phục cũng như phát hiện các dấu hiệu cảnh báo nặng.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Muỗi vằn Aedes aegypti là tác nhân chính lây truyền bệnh. Chúng sinh sản mạnh mẽ ở những nơi chứa nước đọng. Vì vậy, bất cứ nơi nào đọng nước trong một thời gian dài đều là nơi để muỗi sinh sản.
Ngày 9/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã thay mặt Bộ trưởng Bộ Y tế trao bằng khen cho ê-kíp Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 thực hiện ca thông tim xuyên bào thai cho sản phụ người Singapore – đánh dấu một bước tiến vượt bậc của y học can thiệp bào thai tại Việt Nam.
Ngày 9-6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đến thăm, chúc mừng và trao bằng khen của Bộ Y tế cho các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1, do có thành tích xuất sắc can thiệp thành công một trường hợp dị tật tim bẩm sinh phức tạp từ một bào thai 22 tuần tuổi của sản phụ người Singapore.
Ê-kíp thông tim bào thai của Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế vì có thành tích đột xuất, xuất sắc trong ca can thiệp bào thai cho thai phụ người Singapore.
Ngày 9/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã thay mặt Bộ trưởng Bộ Y tế trao bằng khen cho ê-kíp Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 thực hiện ca thông tim xuyên bào thai cho sản phụ người Singapore.