Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà
Sốt xuất huyết là bệnh do vi rút lây truyền qua vết chích của muỗi vằn. Hiện tại không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Việc điều trị chủ yếu tập trung giảm nhẹ các triệu chứng đau nhức để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình hồi phục cũng như phát hiện các dấu hiệu cảnh báo nặng.

Hầu hết các trường hợp sốt xuất huyết đều có thể được chăm sóc và điều trị tại nhà. Sau đây là những điều cần lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà.
Kiểm soát cơn sốt:
- Cho người bệnh uống Acetaminophen (còn được gọi là Paracetamol) để kiểm soát cơn sốt và giảm đau. Lưu ý, luôn tuân theo hướng dẫn trên nhãn thuốc. Không cho người bệnh uống Ibuprofen, Aspirin hoặc các loại thuốc chứa Aspirin vì những loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
- Hạ sốt bằng lau mát tích cực.
Nghỉ ngơi đầy đủ: Cơ thể cần thời gian để phục hồi. Hãy đảm bảo người bệnh được nghỉ ngơi trong môi trường yên tĩnh và thoải mái.
Bổ sung đủ nước: Sốt cao và nôn có thể dẫn đến mất nước. Hãy khuyến khích người bệnh uống nước như nước lọc, nước trái cây, bổ sung dung dịch điện giải (Oresol) để duy trì đủ nước cho cơ thể. Chú ý không nên dùng các thực phẩm có chứa màu nâu, đỏ vì khi ói có thể lầm lẫn với dấu hiệu nguy hiểm ói ra máu.
Theo dõi sát các dấu hiệu cảnh báo: Bạn cần đặc biệt cảnh giác với các dấu hiệu có thể cho thấy bệnh đang tiến triển nặng. Các dấu hiệu cảnh báo thường xuất hiện từ ngày 4-6 của bệnh khi bệnh nhân giảm sốt đột ngột. Hãy đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay lập tức nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Giảm sốt nhưng mệt hơn, tay chân mát;
- Lừ đừ, bứt rứt, bồn chồn;
- Khó thở, thở nhanh;
- Ðau bụng;
- Nôn ói nhiều;
- Chảy máu bất thường như chảy máu mũi, chân răng, bầm da bất thường;
- Ở trẻ em cần lưu ý: Bỏ ăn, bỏ bú, mệt mỏi dù hết sốt.
Phòng ngừa lây lan sốt xuất huyết
Trong tuần đầu tiên nhiễm bệnh, vi rút sốt xuất huyết có mặt trong máu của người bệnh. Nếu muỗi chích người bệnh trong giai đoạn này, muỗi sẽ bị nhiễm vi rút và có thể truyền bệnh cho người khác. Vì vậy, việc phòng tránh bị muỗi chích trong giai đoạn này là rất quan trọng để bảo vệ những người xung quanh.
Sốt xuất huyết có thể gây khó chịu, nhưng với sự chăm sóc đúng cách và theo dõi sát, hầu hết mọi người sẽ hồi phục hoàn toàn. Hãy luôn nhớ những lưu ý quan trọng này để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình bạn.
Tài liệu tham khảo:
[1] WHO: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/dengue-and-severe-dengue
[2] CDC Hoa Kỳ: https://www.cdc.gov/dengue/resources/caring-for-a-family_dengue-p.pdf
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố
Nguồn:
https://hcdc.vn/huong-dan-cham-soc-benh-nhan-sot-xuat-huyet-tai-nha-lXofv1.html
Việc làm sau Bão
Quay trở lại nhà sau con lũ lụt
Lời khuyên y tế khi xảy ra lũ lụt
Khu vực bạn sống có bị ngập không?
An toàn thực phẩm trong lũ lụt
Sau hai tháng thông tim can thiệp, bào thai của sản phụ P.T.B.T. đã chào đời khỏe mạnh, khóc to, nặng hơn 3,2kg. Đây là bào thai thứ 8 chào đời khỏe mạnh sau can thiệp thông tim tại Bệnh viện Từ Dũ từ đầu năm 2024.
Chị P.T.B.T 36 tuổi, sống tại phường Hiệp Chánh, TP HCM. Chị T. lập gia đình 16 năm chưa từng sinh con và có 1 lần sẩy thai lúc 8 tuần vào năm 2022. Lần này chị tình cờ phát hiện có thai lúc 8 tuần 5 ngày, chị đi khám thai định kỳ 6 lần, lúc 12 tuần xét nghiệm sàng lọc NIPT nguy cơ thấp. Lúc 24 tuần, siêu âm khảo sát hình thái phát hiện dị tật bẩm sinh tim nặng. Sau đó, Chị T. có đến Viện tim kiểm tra 2 lần ngày 8/4 và 15/4 phát hiện bé bị Hẹp van động mạch phổi nặng, Hở van 3 lá nặng và thiểu sản thất phải.
Bào thai 29 tuần tuổi mắc dị tật tim bẩm sinh nặng được can thiệp thông tim xuyên bào thai đã chào đời khỏe mạnh.
Ngày 17/7, Bệnh viện Từ Dũ cho biết, em bé của thai phụ P.T.B.T (36 tuổi, ngụ phường Hiệp Chánh, TPHCM) – trường hợp thứ 8 được can thiệp thông tim ngay từ trong bào thai đã chào đời an toàn, khỏe mạnh.
Sáng 15/7, Bệnh viện Từ Dũ vui mừng đón bé trai là ca can thiệp bào thai thành công thứ 8 chào đời khỏe mạnh, kết thúc hành trình 16 năm chờ con của sản phụ P.T.B.T, 36 tuổi.