I-ốt với sức khỏe bào thai
Phụ nữ mang thai cần được cung cấp đầy đủ i-ốt trong các bữa ăn.
|
Tầm quan trọng của i-ốt với phụ nữ có thai
Bướu cổ và đần độn là hai biểu hiện hay gặp nhất liên quan đến thiếu i-ốt. Bướu cổ có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời, trong khi đó, đần độn xuất hiện ngay từ lúc bào thai nếu người mẹ bị thiếu i-ốt nặng. Các biểu hiện này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, vì thế thuật ngữ “các rối loạn thiếu i-ốt” mô tả đầy đủ hơn tác hại do thiếu i-ốt như: các khuyết tật về thần kinh, tâm thần, suy giảm hoạt động chức năng hệ thần kinh, giảm sự phát triển hệ thần kinh của bào thai, trẻ nhỏ.
Vì sao phụ nữ mang thai cần bổ sung i-ốt?
Do tầm quan trọng và nhạy cảm của thiếu i-ốt đối với bà mẹ đang mang thai, nuôi con bú, năm 2007, WHO/UNICEF/ICCIDD khuyến cáo sử dụng chỉ số i-ốt niệu của bà mẹ mang thai và nuôi con bú là một chỉ tiêu bổ sung chính thức cho bộ chỉ tiêu phản ánh tình trạng thu nhận i-ốt khi một quốc gia hay khu vực đạt tới trạng thái thanh toán bền vững các rối loạn thiếu i-ốt.
BS. Mai Anh Tuấn
Theo Sức khỏe & Đời sống
Bệnh do não mô cầu là một bệnh nhiễm vi khuẩn cấp tính, đưa đến nhiễm trùng máu và viêm màng não. Đây là bệnh lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc gần và có khả năng gây thành dịch. Bệnh thường để lại di chứng nặng nề như chậm phát triển tinh thần, điếc, khuyết tật do mất chi. Tỷ lệ tử vong có thể từ 5 - 15%.
Sự thật: Đây là nhầm tưởng nguy hiểm nhất! Tăng huyết áp không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi đã tiến triển nặng. Vì lý do đó tăng huyết áp được gọi là "kẻ giết người thầm lặng"
Mặc dù biến chủng Omicron XEC được đánh giá nguy cơ thấp, dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến khó lường, đặc biệt với người có nguy cơ cao. Để chủ động ứng phó với dịch COVID-19, hãy cùng thực hiện các biện pháp phòng, chống COVID-19 sau nhé! Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố
Não mô cầu được đánh giá có nguy cơ cao sẽ xuất hiện thêm các ca mắc bệnh tại khu vực phía Nam. Bệnh lây qua giọt bắn nên phòng ngừa bệnh quan trọng bằng các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
Thực phẩm có thể bị nhiễm bẩn ở bất kỳ thời điểm nào trước khi ăn. Do vậy, việc thực hiện tốt các biện pháp an toàn thực phẩm có thể phòng tránh phần lớn các bệnh do thực phẩm gây nên.
1. Che, đậy kín
2. Thay nước và chà rửa
3. Lật úp vật chứa nước
4. Loại bỏ phế liệu
5. Thả các loại cá ăn lăng quăng
6. Sử dụng hóa chất
7. Thay đổi hình thức trữ nước