Kháng sinh dự phòng nên tiêm trước khi rạch da
Theo một báo cáo mới đây, tin từ Reuters Health – New York ngày 04/09/2009, kháng sinh dự phòng được tiêm trước khi bắt đầu rạch da sẽ làm giảm tình trạng nhiễm trùng cho người mẹ hơn là được tiêm sau khi cắt rốn thai nhi.
Trong bài viết trên tạp chí Obstetrics and Gynecology tháng 9/2009, BS Harold C. Wiesenfeld và cộng sự đã giải thích: việc tiêm kháng sinh thực hiện sau khi cắt rốn bé được cho là làm ngăn kháng sinh qua nhau đến thai nhi. Tuy nhiên các bằng chứng cho thấy nhiễm trùng vết thương giảm rõ rệt nếu kháng sinh được tiêm khi bắt đầu rạch da.
Từ năm 2004, khuynh hướng sử dụng kháng sinh dự phòng đã làm thay đổi thời điểm tiêm thuốc: thực hiện trước khi rạch da. BS Wiesenfeld và cộng sự, trường Đại Học Y khoa Pittsburgh thực hiện nghiên cứu cohort so sánh tỷ lệ nhiễm trùng theo thời điểm tiêm kháng sinh dự phòng từ tháng 07/2002 đến tháng 11/2004 với 4.229 trường hợp mổ lấy thai, và giữa tháng 06/2005 đến tháng 08/2007 với 4.781 trường hợp mổ lấy thai.
Kết quả ghi nhận có 3,9% trường hợp viêm nội mạc tử cung hậu phẫu trong nhóm được tiêm kháng sinh dự phòng sau khi cắt rốn so với 2,2% trường hợp viêm nội mạc tử cung hậu phẫu trong nhóm được tiêm kháng sinh dự phòng trước khi rạch da.
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm trùng vết thương giảm 30% ở nhóm được tiêm kháng sinh dự phòng trước khi rạch da so với nhóm được tiêm kháng sinh dự phòng sau khi cắt rốn.
Nghiên cứu cũng rút ra kết luận là tỷ lệ nhiễm trùng sơ sinh trong 3 ngày đầu đời thì tương tự ở cả 2 nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, sau 3 ngày đầu đời, tỷ lệ nhiễm trùng nhũ nhi của nhóm có mẹ được tiêm kháng sinh dự phòng trước khi rạch da giảm hơn hẳn: 1,8% so với 5,7%.
Các nhà nghiên cứu khuyến cao:"Nghiên cứu này khẳng định với các bác sĩ lâm sàng về tính an toàn và hiệu quả khi tiêm kháng sinh dự phòng trước mổ cho các trường hợp mổ lấy thai".
Theo
Reuters Health
Information, Obstet Gynecol 2009;114:573-579
ThS. BS Nguyễn Thị Quý Khoa (Dịch)
Khoa Sản - BV Từ Dũ
Sốt xuất huyết là bệnh do vi rút lây truyền qua vết chích của muỗi vằn. Hiện tại không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Việc điều trị chủ yếu tập trung giảm nhẹ các triệu chứng đau nhức để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình hồi phục cũng như phát hiện các dấu hiệu cảnh báo nặng.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Muỗi vằn Aedes aegypti là tác nhân chính lây truyền bệnh. Chúng sinh sản mạnh mẽ ở những nơi chứa nước đọng. Vì vậy, bất cứ nơi nào đọng nước trong một thời gian dài đều là nơi để muỗi sinh sản.
Ngày 9/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã thay mặt Bộ trưởng Bộ Y tế trao bằng khen cho ê-kíp Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 thực hiện ca thông tim xuyên bào thai cho sản phụ người Singapore – đánh dấu một bước tiến vượt bậc của y học can thiệp bào thai tại Việt Nam.
Ngày 9-6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đến thăm, chúc mừng và trao bằng khen của Bộ Y tế cho các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1, do có thành tích xuất sắc can thiệp thành công một trường hợp dị tật tim bẩm sinh phức tạp từ một bào thai 22 tuần tuổi của sản phụ người Singapore.
Ê-kíp thông tim bào thai của Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế vì có thành tích đột xuất, xuất sắc trong ca can thiệp bào thai cho thai phụ người Singapore.
Ngày 9/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã thay mặt Bộ trưởng Bộ Y tế trao bằng khen cho ê-kíp Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 thực hiện ca thông tim xuyên bào thai cho sản phụ người Singapore.