Liệu pháp mới giúp thai phụ không bị bệnh nhiễm trùng
Các nhà nghiên cứu làm việc tại trường Y khoa, Đại học Minnesota, Hoa Kỳ, đã xác định được cơ chế cơ bản ức chế miễn dịch sinh lý có thể dẫn đến liệu pháp mới để giúp tránh bệnh nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai.
Phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, bằng cách điều khiển một loại tế bào miễn dịch ức chế, các nhà nghiên cứu tin rằng sẽ hiệu quả hơn trong việc chống lại nhiễm trùng trước khi sinh.
Bởi vì các tế bào T quy định này đang bận rộn bảo vệ bào thai đang phát triển, nên bà mẹ mang thai sẽ bị hạn chế trong khả năng chống trả sự nhiễm trùng do vi khuẩn gây bệnh phổ biến gây ra, chẳng hạn như vi khuẩn Listeria và Salmonella.

Các bà mẹ đang mang thai rất dễ mắc bệnh nhiễm trùng.
Sử dụng mô hình chuột mang thai, bác sĩ Sing Sing Way, phó giáo sư làm việc tại Khoa Nhi khoa và vi sinh vật, và các đồng nghiệp đến từ Trung tâm nghiên cứu tiến triển bệnh truyền nhiễm và vi sinh vật học đã phát triển một phương pháp để phân tách các tác động có lợi và bất lợi của tế bào T quy định của hệ miễn dịch ở con chuột đang mang thai.
Cụ thể, khi các phân tử ức chế miễn dịch IL-10 được lấy ra từ các tế bào T quy định, kết quả là chuột mẹ đang mang thai có khả năng chống lại tác nhân gây bệnh nhiễm trùng trước khi sinh. Quan trọng hơn, việc loại bỏ phân tử IL-10 không gây ra bất kỳ tác động tiêu cực đến kết quả của thai kỳ.
Kết quả của nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Cell Host & Microbe, số ra tháng 7 năm 2011.
"Nghiên cứu đã xác định rằng các tế bào miễn dịch quan trọng cần thiết để duy trì thai nhi cũng đồng thời làm cho bà mẹ mang thai dễ bị nhiễm trùng," bác sĩ Sing Sing Way nói. "Kết quả của nghiên cứu trên đã giúp chúng tôi phát hiện ra một liệu pháp miễn dịch dựa trên tiềm năng rộng rãi, có thể giúp tăng cường sức đề kháng của hệ miễn dịch của bà mẹ mang thai chống lại bệnh nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai mà không ảnh hưởng đến kết cục thai kỳ."
Không phải lúc nào bà mẹ mang thai cũng nhận biết khi nào họ bị bệnh nhiễm trùng, và đôi khi triệu chứng và dấu hiệu chung rất mờ nhạt, Way nói thêm. Việc trì hoãn điều trị không chỉ làm tổn hại sức khoẻ của mẹ, và còn gây nhiễm trùng cho bào thai đang phát triển.
Nghiên cứu trên nhận được tài trợ bởi Viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ. Các đồng tác giả bao gồm: Jared Rowe và James Ertelt của phân ban Nhi khoa và Vi sinh học, Bác sĩ Marijo Aguilera của phân ban Khoa sản, Phụ khoa và Sức khoẻ của Phụ nữ, và bác sĩ Michael Farrar của phân ban Phòng thí nghiệm y học, Khoa bệnh lý học.
Theo Khoa học
Tiêu chảy là bệnh phổ biến nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm và xử lý đúng cách. Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm túc các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng
Một người có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với gia cầm bị nhiễm vi rút cúm trong cơ thể, bao gồm cả nước bọt, chất nhầy, phân, hoặc môi trường bị nhiễm vi rút. Người mắc bệnh có thể có các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, và trong một số trường hợp, bệnh có thể gây tử vong.
Bệnh viện Từ Dũ vinh dự đón nhận chứng nhận trở thành trung tâm can thiệp bào thai chuẩn châu Âu đầu tiên tại Việt Nam.
Hội nghị Sản Phụ khoa Việt – Pháp - châu Á Thái Bình Dương lần thứ 25 vừa chính thức khai mạc tại TP.HCM vào sáng nay. Đây là sự kiện y khoa quốc tế quan trọng, đánh dấu cột mốc 25 năm hợp tác bền vững giữa các chuyên gia sản phụ khoa Việt Nam và quốc tế, mở rộng kết nối đến nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Hội nghị Sản phụ khoa Việt – Pháp – châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 25 vừa chính thức khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh vào sáng 8/5. Đây là sự kiện thường niên, do Bệnh viện Từ Dũ phối hợp cùng các đơn vị trong nước và quốc tế tổ chức.
Hội nghị Sản phụ khoa Việt - Pháp - Châu Á Thái Bình Dương 2025 thu hút 3.000 đại biểu tham dự, trong đó có 14 chuyên gia đầu ngành.