Mối liên quan giữa điều trị hiếm muộn và nguy cơ ung thư ở trẻ nhỏ: một phân tích gộp hệ thống
ThS. BS. Trần Thị Liên Hương (Dịch)
Phòng Kế hoạch tổng hợp - BV Từ Dũ
Tổng quan
Kích thích buồng trứng bắt đầu được thực hiện từ thập niên 1960 và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) được áp dụng từ nửa sau thập niên 1970. Ước tính có 4-5 triệu trẻ em ra đời nhờ IVF. Ở các nước phát triển, số trẻ ra đời nhờ IVF chiếm gần 5%.
Từ khi kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (ART) được giới thiệu, người ta bắt đầu đặt câu hỏi và kiểm tra tính an toàn của nó. Có những nguy cơ tức thời liên quan đến quá trình can thiệp này như quá kích buồng trứng; tổn thương bàng quang, ruột, mạch máu trong quá trình hút trứng; nhiễm trùng do các thủ thuật ngả âm đạo và sự gia tăng nguy cơ huyết khối.
Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá nguy cơ lâu dài do sử dụng hormon mà hầu hết trong số đó không tìm thấy thêm tác dụng phụ nào của hormon mặc dù bản thân tình trạng hiếm muộn đã là một yếu tố nguy cơ của một số các ung thư phụ khoa.
Nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh của trẻ ra đời nhờ ART cũng đã được nghiên cứu. Mặc dù người ta nhận thấy có sự gia tăng nguy cơ nói chung ở những thai kỳ được áp dụng ART nhưng điều này được cho là có liên quan đến tình trạng hiếm muộn và các vấn đề tiềm ẩn của bản thân bệnh nhân hơn là do việc điều trị hiếm muộn.
Nguy cơ ung thư ở trẻ ra đời nhờ ART chưa được nghiên cứu nhiều. Năm 2005, một phân tích gộp cho thấy không có sự gia tăng nguy cơ ung thư lúc nhỏ của trẻ ra đời nhờ IVF.
Nghiên cứu này là một phân tích khác dựa trên kết quả các báo cáo được công bố trước và sau năm 2005.
Tóm tắt nghiên cứu
Phân tích này dựa trên 25 nghiên cứu. Tất cả đều là nghiên cứu đoàn hệ hoặc bệnh – chứng đánh giá mối liên quan giữa hỗ trợ sinh sản (chỉ kích thích buồng trứng, thụ tinh nhân tạo hoặc IVF) và nguy cơ ung thư lúc nhỏ của trẻ. Nhìn chung, có sự gia tăng nguy cơ ung thư ở trẻ ra đời nhờ ART (RR 1.33; khoảng tin cậy 95% 1.08-1.63). Khi đánh giá riêng từng loại ung thư, người ta nhận thấy có sự gia tăng nguy cơ đối với ung thư máu (RR 1.59, khoảng tin cậy 95% 1.232-1.91) và ung thư hệ thần kinh trung ương (RR 1.88, khoảng tin cậy 95% 1.02-3.46). Nguy cơ mắc ung thư nguyên bào thần kinh, ung thư nguyên bào võng mạc và các ung thư mô đặc khác cũng cao hơn ở nhóm trẻ ra đời nhờ ART mặc dù mối liên quan này chỉ dựa trên một số lượng nhỏ các loại ung thư.
Trong phần kết luận, các tác giả cho rằng, mặc dù nguy cơ tương đối gia tăng nhưng số lượng tuyệt đối của các trường hợp ung thư là rất thấp. Họ cũng cho rằng về điểm này, chưa thể khẳng định rõ rằng sự gia tăng nguy cơ này có liên quan đến tình trạng hiếm muộn hay việc sử dụng các phương pháp điều trị hiếm muộn.
Nguồn:
- Hargreave M, Jensen A, Toender A, Andersen KK, Kjaer SK Fertil Steril. 2013;100:150-161
- http://www.medscape.com/viewarticle/811872
Sốt xuất huyết là bệnh do vi rút lây truyền qua vết chích của muỗi vằn. Hiện tại không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Việc điều trị chủ yếu tập trung giảm nhẹ các triệu chứng đau nhức để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình hồi phục cũng như phát hiện các dấu hiệu cảnh báo nặng.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Muỗi vằn Aedes aegypti là tác nhân chính lây truyền bệnh. Chúng sinh sản mạnh mẽ ở những nơi chứa nước đọng. Vì vậy, bất cứ nơi nào đọng nước trong một thời gian dài đều là nơi để muỗi sinh sản.
Ngày 9/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã thay mặt Bộ trưởng Bộ Y tế trao bằng khen cho ê-kíp Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 thực hiện ca thông tim xuyên bào thai cho sản phụ người Singapore – đánh dấu một bước tiến vượt bậc của y học can thiệp bào thai tại Việt Nam.
Ngày 9-6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đến thăm, chúc mừng và trao bằng khen của Bộ Y tế cho các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1, do có thành tích xuất sắc can thiệp thành công một trường hợp dị tật tim bẩm sinh phức tạp từ một bào thai 22 tuần tuổi của sản phụ người Singapore.
Ê-kíp thông tim bào thai của Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế vì có thành tích đột xuất, xuất sắc trong ca can thiệp bào thai cho thai phụ người Singapore.
Ngày 9/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã thay mặt Bộ trưởng Bộ Y tế trao bằng khen cho ê-kíp Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 thực hiện ca thông tim xuyên bào thai cho sản phụ người Singapore.