Mối liên quan giữa Fluconazole và sự gia tăng nguy cơ các dị tật bẩm sinh hiếm gặp
ThS. BS. Trần Thị Liên Hương (Dịch)
P. Kế hoạch tổng hợp - BV Từ Dũ
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí New England Journal of Medicine ngày 29 tháng 8, một cuộc khảo sát đã được tiến hành trên gần 1 triệu hồ sơ sinh cho thấy nguy cơ mắc tứ chứng Fallot tăng gấp 3 lần ở những trẻ có mẹ từng dùng Fluconazole trong tam cá nguyệt đầu của thai kỳ.
Nghiên cứu này cho thấy không có mối liên hệ giữa thuốc kháng nấm và 14 dị tật thai nhi khác trước đây từng được cho rằng có liên quan. Tuy nhiên, Thạc sĩ Ditte Mølgaard-Nielsen và đồng nghiệp đến từ Trung tâm nghiên cứu dịch tễ học, Copenhagen, Đan Mạch chỉ ra rằng việc dùng liều thông thường của Fluconazole trong tam cá nguyệt đầu có nguy cơ dẫn đến tứ chứng Fallot với OR hiệu chỉnh là 3.16 (khoảng tin cậy 95% 1.49 – 6.71). Nguy cơ tuyệt đối của tứ chứng Fallot vẫn thấp, với khoảng 6.5 trường hợp trong 10,000 trẻ phơi nhiễm với thuốc kháng nấm (khoảng tin cậy 95% 1.5 – 1.7).
OR được hiệu chỉnh theo năm, đặc điểm nhân khẩu học, biến động kinh tế xã hội, tình trạng hút thuốc lá, tiền căn thai kỳ dị tật, các đồng yếu tố chọn lọc và việc điều trị với kháng sinh uống, thuốc ức chế miễn dịch, corticosteroid uống, thuốc chống động kinh, thuốc ngừa thai uống hoặc thuốc dùng trong IVF.
Các nhà nghiên cứu khảo sát tần suất của 15 trường hợp dị tật bẩm sinh trong 976,300 trường hợp sinh sống tại Đan Mạch (theo dữ liệu của Medical Birth Registry) từ ngày 1 tháng 1 năm 1996 đến 31 tháng 3 năm 2011 và so sánh tỷ lệ hiện mắc dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh từng phơi nhiễm với Fluconazole liều thông thường trong thời kỳ bào thai với tỷ lệ hiện mắc của trẻ không phơi nhiễm.
Kết quả cho thấy không có mối liên hệ giữa Fluconazole dùng đường uống liều 150 mg (chiếm 56% bà mẹ từng dùng Fluconazole) và liều 300 mg với 14 trong 15 trường hợp dị tật. 14 trường hợp dị tật bao gồm tật thóp đóng sớm, các dị tật sọ mặt khác, dị tật tai giữa, chẻ vòm hầu, sứt môi, dị tật chi, thừa ngón, dính ngón, thoát vị hoành, dị tật tim chung, thiểu sản động mạch phổi, khiếm khuyết vách liên thất và thiểu sản tim trái.
Có 210 trường hợp dị tật bẩm sinh được báo cáo trong số 7352 thai kỳ phơi nhiễm với Fluconazole (tỷ lệ hiện mắc 2.86%), so sánh với 25,159 trường hợp dị tật bẩm sinh trong số 968,236 thai kỳ không phơi nhiễm (tỷ lệ hiện mắc là 2.60%). Khác biệt về dị tật bẩm sinh ở 2 nhóm là có ý nghĩa. Tính toán nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh cho thấy kết quả này không thay đổi giữa 3 nhóm liều Fluconazole (150, 300 và từ 350 đến 6000 mg).
Ở bước phân tích tiếp theo, các tác giả cho thấy không có sự gia tăng nguy cơ có ý nghĩa đối với dị tật nói chung trong nhóm bà mẹ phơi nhiễm với 2 azole kháng nấm khác là itraconazole (687 thai kỳ) và ketoconazole (72 thai kỳ).
“Vì vậy mà các kết quả từ nghiên cứu này có tác dụng trấn an rộng rãi. Tuy nhiên, tất cả các phân tích đều cho thấy nguy cơ mắc tứ chứng Fallot tăng gấp 3 lần sau khi phơi nhiễm với Fluconazole”, tác giả viết.
Tác giả cũng lưu ý là những nghiên cứu trước về mối liên hệ của Fluconazole với các dị tật bẩm sinh nói chung, chủ yếu trên phụ nữ từng dùng liều duy nhất 150 mg với tổng số 1650 thai kỳ có phơi nhiễm, trong khi nghiên cứu này đánh giá trên 7352 thai kỳ phơi nhiễm.
Nguồn:
N Engl J Med. 2013;369:830-839.
http://www.medscape.com/viewarticle/810149
Sốt xuất huyết là bệnh do vi rút lây truyền qua vết chích của muỗi vằn. Hiện tại không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Việc điều trị chủ yếu tập trung giảm nhẹ các triệu chứng đau nhức để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình hồi phục cũng như phát hiện các dấu hiệu cảnh báo nặng.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Muỗi vằn Aedes aegypti là tác nhân chính lây truyền bệnh. Chúng sinh sản mạnh mẽ ở những nơi chứa nước đọng. Vì vậy, bất cứ nơi nào đọng nước trong một thời gian dài đều là nơi để muỗi sinh sản.
Ngày 9/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã thay mặt Bộ trưởng Bộ Y tế trao bằng khen cho ê-kíp Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 thực hiện ca thông tim xuyên bào thai cho sản phụ người Singapore – đánh dấu một bước tiến vượt bậc của y học can thiệp bào thai tại Việt Nam.
Ngày 9-6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đến thăm, chúc mừng và trao bằng khen của Bộ Y tế cho các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1, do có thành tích xuất sắc can thiệp thành công một trường hợp dị tật tim bẩm sinh phức tạp từ một bào thai 22 tuần tuổi của sản phụ người Singapore.
Ê-kíp thông tim bào thai của Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế vì có thành tích đột xuất, xuất sắc trong ca can thiệp bào thai cho thai phụ người Singapore.
Ngày 9/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã thay mặt Bộ trưởng Bộ Y tế trao bằng khen cho ê-kíp Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 thực hiện ca thông tim xuyên bào thai cho sản phụ người Singapore.