Nghiên cứu Kesho Bora: Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
![]() |
Bằng chứng mới từ HRP/WHO cho thấy việc các bà mẹ dùng thuốc kháng virus HIV (ARV) kết hợp trong thai kỳ khi sanh và cho con bú sẽ làm giảm tỉ lệ nhiễm HIV con xuống 42% so với tiêu chuẩn khuyến cáo của WHO hiện nay.
Theo một nghiên cứu mới của Ủy ban Nghiên cứu và sức khỏe sinh sản WHO, nếu sản phụ có HIV (+) dùng kết hợp các thuốc kháng virus ARV từ những tháng cuối thai kỳ đến 6 tháng sau sinh thay vì dùng một liệu trình ngắn kết thúc ngay lúc sanh, sẽ giảm > 40% nguy cơ lây truyền HIV cho con của họ.
Những khám phá đầu tiên của nghiên cứu, được đặt tên là Kesho Bora – nghĩa là “Một tương lai tươi sáng hơn” ở Swahili, đã được báo cáo tại Hội nghị quốc tế phòng ngừa và điều trị AIDS lần V diễn ra tại Cape Town, Nam Phi, từ ngày 19 – 22/7/2009. WHO đã làm việc với Tổ chức Nghiên cứu bệnh AIDS và viêm gan virus Pháp (ANRS), Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Mỹ (CDC), và Viện quốc gia phát triển, sức khỏe trẻ em Eunice Kennedy Shriver (NICHD) của Bộ Y tế Mỹ.
Nghiên cứu chỉ ra rằng có sự giảm đáng kể tỉ lệ trẻ nhiễm HIV khi sản phụ có số lượng tế bào miễn dịch CD4 từ 200 – 500 TB/mm3 được dùng kết hợp 3 loại thuốc ARVS để ngừa lây truyền: liệu trình dùng thuốc bắt đầu vào 3 tháng cuối thai kỳ, tiếp tục cho đến lúc sanh và 6 tháng sau sanh. Kết quả là giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con và cải thiện thời gian sống còn khi so sánh với liệu trình dùng ARV ngắn ngày theo khuyến cáo hiện tại của WHO.
KQ tốt nhất trong Nghiên cứu được thu thập trong nhóm các bà mẹ có số lượng tế bào CD4 từ 200 – 350 TB/mm3. không có sự tăng nguy cơ đối với sức khỏe của bà mẹ hoặc trẻ lien quan đến phuơng pháp “triple-ARV” bao gồm zidovudine, lamivudine và lopinavir/ritonavir. Phương pháp này cũng làm giảm đáng kể nguy cơ lây truyền HIV trong thời kỳ cho con bú.
Vấn đề cho con bú sữa mẹ là vấn đề quan trọng đối với những bà mẹ có HIV (+). Ở nhiều nước đang phát triển hoặc họ cho con bú bằng sữa mẹ và nguy cơ lây truyền HIV qua sữa mẹ hoặc cho bú sữa công thức. Bú sữa mẹ sẽ giúp trẻ có miễn dịch tự nhiên chống lại một số bệnh như tiêu chảy, suy dinh dưỡng và những bệnh có nguy cơ tử vong.
Những kết luận của Nghiên cứu Kesho Bora sẽ đuợc các chuyên gia của WHO xem xét cùng với những số liệu khác gần đây và khuyến cáo năm 2006 của WHO về việc dùng ARVS cho sản phụ, phòng ngừa lây truyền HIV từ mẹ sang con sẽ đuợc xem xét lại. Phác đồ mới hi vọng sẽ được đưa ra sớm.
Nguồn:
http://www.who.int/hiv/mediacentre/kesho_bora/en/index.html
BS. Trần Thị Ngọc (Dịch)
P. KHTH – BV Từ Dũ
Một người có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với gia cầm bị nhiễm vi rút cúm trong cơ thể, bao gồm cả nước bọt, chất nhầy, phân, hoặc môi trường bị nhiễm vi rút. Người mắc bệnh có thể có các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, và trong một số trường hợp, bệnh có thể gây tử vong.
Bệnh viện Từ Dũ vinh dự đón nhận chứng nhận trở thành trung tâm can thiệp bào thai chuẩn châu Âu đầu tiên tại Việt Nam.
Hội nghị Sản Phụ khoa Việt – Pháp - châu Á Thái Bình Dương lần thứ 25 vừa chính thức khai mạc tại TP.HCM vào sáng nay. Đây là sự kiện y khoa quốc tế quan trọng, đánh dấu cột mốc 25 năm hợp tác bền vững giữa các chuyên gia sản phụ khoa Việt Nam và quốc tế, mở rộng kết nối đến nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Hội nghị Sản phụ khoa Việt – Pháp – châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 25 vừa chính thức khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh vào sáng 8/5. Đây là sự kiện thường niên, do Bệnh viện Từ Dũ phối hợp cùng các đơn vị trong nước và quốc tế tổ chức.
Hội nghị Sản phụ khoa Việt - Pháp - Châu Á Thái Bình Dương 2025 thu hút 3.000 đại biểu tham dự, trong đó có 14 chuyên gia đầu ngành.
TS.BS Hà Anh Đức – Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh nhận định: Ngành sản phụ khoa đang bước vào một kỷ nguyên đổi mới sáng tạo, cần tăng cường hợp tác quốc tế và không để bất kỳ phụ nữ nào bị bỏ lại phía sau.