Nguy cơ nhiễm HBV do truyền máu là thấp
Khả năng nhiễm HBV ẩn do truyền máu từ bệnh nhân có vẻ khá thấp.
Theo kết quả được công bố trực tuyến trên tờ Clinical Infectious Diseases, khả năng nhiễm virus viêm gan B (HBV) ẩn do truyền máu từ bệnh nhân có vẻ khá thấp.
Tiến sĩ Man-Fung Yuen và các cộng sự thuộc Đại học Hồng Kông, Bệnh viện Queen Mary đã xem xét 67 người hiến máu nhiễm HBV ẩn trong một nghiên cứu trên chuột và trong một nghiên cứu hồi cứu trên người nhận. 67 người hiến máu đại diện cho 0,031% trong số 217.595 người hiến máu khỏe mạnh đến Dịch vụ Truyền máu Chữ thập Đỏ Hồng Kông.
Huyết thanh của 2 người hiến nhiễm HBV ẩn được lựa chọn ngẫu nhiên để tiêm cho 4 con chuột. Ở 1 con phát hiện thấy HBV ADN trong huyết thanh 5 và 7 tuần sau đó, trong khi ở 3 con chuột kia không phát hiện thấy HBV ADN trong huyết thanh trong 9 tuần sau. Chuột có HBV ADN trong huyết thanh cũng có ADN toàn phần và cccADN (covalently closed circular DNA) trong gan, trong khi 3 con chuột kia không có.
20 trong số 49 người nhận máu (40,8%) từ 10 trong số người hiến máu là dương tính với immunoglobulin G anti-HBc, song chỉ 15 người nhận có cả anti-HBc và anti-HBs được coi là bị nhiễm HBV qua truyền máu.
Chỉ hai trong số 15 người nhận máu là dương tính về HBV ADN, cho thấy nhiễm HBV ẩn, và những virus này của họ có mức tương đồng tới 83% và 95% với HBV ADN có ở người hiến máu.
Thêm hai người nhận nữa có xét nghiệm dương tính với HbsAg cũng phát hiện thấy HBV ADN, cho thấy là người lành mang HBV mạn tính, và các virus này của họ tương đồng 88% và 86% với HBV ADN ở người hiến.
Các nhà nghiên cứu phát biểu: “Không tính đến 3 người nhận có thể bị nhiễm HBV trước khi truyền máu, truyền HBV dẫn tới gây ra bệnh HBV mạn tính có thể xảy ra song ít gặp (1/46 người nhận =2.2%). Điều này có thể bị đánh giá thấp, do 13 trong số những người nhận là dương tính về anti-HBs song vẫn âm tính với anti-HBc, có thể là do tiêm vaccin HBV từ trước.”
Theo Cimsi
Sốt xuất huyết là bệnh do vi rút lây truyền qua vết chích của muỗi vằn. Hiện tại không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Việc điều trị chủ yếu tập trung giảm nhẹ các triệu chứng đau nhức để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình hồi phục cũng như phát hiện các dấu hiệu cảnh báo nặng.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Muỗi vằn Aedes aegypti là tác nhân chính lây truyền bệnh. Chúng sinh sản mạnh mẽ ở những nơi chứa nước đọng. Vì vậy, bất cứ nơi nào đọng nước trong một thời gian dài đều là nơi để muỗi sinh sản.
Ngày 9/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã thay mặt Bộ trưởng Bộ Y tế trao bằng khen cho ê-kíp Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 thực hiện ca thông tim xuyên bào thai cho sản phụ người Singapore – đánh dấu một bước tiến vượt bậc của y học can thiệp bào thai tại Việt Nam.
Ngày 9-6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đến thăm, chúc mừng và trao bằng khen của Bộ Y tế cho các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1, do có thành tích xuất sắc can thiệp thành công một trường hợp dị tật tim bẩm sinh phức tạp từ một bào thai 22 tuần tuổi của sản phụ người Singapore.
Ê-kíp thông tim bào thai của Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế vì có thành tích đột xuất, xuất sắc trong ca can thiệp bào thai cho thai phụ người Singapore.
Ngày 9/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã thay mặt Bộ trưởng Bộ Y tế trao bằng khen cho ê-kíp Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 thực hiện ca thông tim xuyên bào thai cho sản phụ người Singapore.