Những nhầm tưởng về Tăng huyết áp – Đâu là sự thật?
1. "Tôi không có triệu chứng gì, nên chắc chắn tôi không bị tăng huyết áp"
Sự thật: Đây là nhầm tưởng nguy hiểm nhất! Tăng huyết áp không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi đã tiến triển nặng. Vì lý do đó tăng huyết áp được gọi là "kẻ giết người thầm lặng"
Lời khuyên: Cách duy nhất để biết mình có bị tăng huyết áp hay không là đo huyết áp thường xuyên.

"Chỉ người già mới bị tăng huyết áp."
Sự thật: Tăng huyết áp có thể xảy ra ở bất kỳ ai, kể cả người trẻ tuổi.
Lời khuyên: Dù ở độ tuổi nào, hãy kiểm tra huyết áp định kỳ, đặc biệt nếu bạn có các yếu tố nguy cơ như: thói quen ăn mặn, thiếu vận động thể lực, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, stress, thừa cân, béo phì, có các bệnh lý khác đi kèm như đái tháo đường,…
2. "Huyết áp của tôi đã về bình thường rồi, tôi có thể ngừng uống thuốc."
Sự thật: Thuốc điều trị tăng huyết áp giúp kiểm soát huyết áp của bạn ở mức an toàn, chứ không chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Việc ngưng thuốc đột ngột mà không có chỉ định của bác sĩ thường khiến huyết áp tăng vọt trở lại, đôi khi còn nguy hiểm hơn.
Lời khuyên: không được giảm liều hoặc ngưng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.
3. "Tăng huyết áp chỉ cần uống thuốc hoặc thay đổi lối sống là đủ"
Sự thật: Cần phối hợp cả hai. Thuốc đóng vai trò trong việc đưa huyết áp về mức an toàn, nhưng lối sống lành mạnh (ăn nhạt, vận động thể lực, bỏ thuốc lá,….) là nền tảng không thể thiếu, giúp tăng hiệu quả điều trị, giảm nguy cơ biến chứng và giảm liều thuốc (nếu có thể). Ngược lại, chỉ thay đổi lối sống có thể không đủ để kiểm soát huyết áp trong nhiều trường hợp.
Lời khuyên: Hãy xem việc kiểm soát tăng huyết áp là sự kết hợp giữa tuân thủ điều trị và duy trì lối sống lành mạnh
Hiểu rõ về tăng huyết áp là bước đi quan trọng đầu tiên trên hành trình bảo vệ sức khỏe của bản thân. Từ nhận thức, hãy tiến tới hành động ngay ngày hôm nay bằng cách đo huyết áp thường xuyên và thay đổi những thói quen sống không lành mạnh để cải thiện sức khỏe bản thân!
Đào Lê Phương Trang, Khoa Dinh dưỡng – Bệnh không lây
Nguồn:
Bộ Y tế (2019) Tăng huyết áp và những biến chứng khó lường
American Heart Association (2024) Common High Blood Pressure Myths
Sốt xuất huyết là bệnh do vi rút lây truyền qua vết chích của muỗi vằn. Hiện tại không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Việc điều trị chủ yếu tập trung giảm nhẹ các triệu chứng đau nhức để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình hồi phục cũng như phát hiện các dấu hiệu cảnh báo nặng.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Muỗi vằn Aedes aegypti là tác nhân chính lây truyền bệnh. Chúng sinh sản mạnh mẽ ở những nơi chứa nước đọng. Vì vậy, bất cứ nơi nào đọng nước trong một thời gian dài đều là nơi để muỗi sinh sản.
Ngày 9/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã thay mặt Bộ trưởng Bộ Y tế trao bằng khen cho ê-kíp Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 thực hiện ca thông tim xuyên bào thai cho sản phụ người Singapore – đánh dấu một bước tiến vượt bậc của y học can thiệp bào thai tại Việt Nam.
Ngày 9-6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đến thăm, chúc mừng và trao bằng khen của Bộ Y tế cho các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1, do có thành tích xuất sắc can thiệp thành công một trường hợp dị tật tim bẩm sinh phức tạp từ một bào thai 22 tuần tuổi của sản phụ người Singapore.
Ê-kíp thông tim bào thai của Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế vì có thành tích đột xuất, xuất sắc trong ca can thiệp bào thai cho thai phụ người Singapore.
Ngày 9/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã thay mặt Bộ trưởng Bộ Y tế trao bằng khen cho ê-kíp Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 thực hiện ca thông tim xuyên bào thai cho sản phụ người Singapore.