Phòng chống bệnh tay – chân – miệng
Bệnh tay – chân – miệng là một bệnh lây ở trẻ em, đặc biệt ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong !
Để phòng bệnh tay – chân – miệng cho trẻ, phải thực hiện:
- Thường xuyên rửa sạch bàn tay của trẻ, người giữ trẻ, vật dụng, đồ chơi của trẻ.
- Lau chùi sạch khu vực sinh hoạt của trẻ bằng dung dịch khử khuẩn.
Phát hiện sớm các dấu hiệu trở nặng: sốt cao, giật mình, đi đứng loạng choạng, thở mệt để đưa trẻ đến ngay bệnh viện Nhi Đồng 2 hoặc bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới.
Bệnh tay – chân – miệng lây qua tiếp xúc
- Trẻ bị lây qua tiếp xúc trực tiếp, dùng chung đồ chơi, vật dụng, ở chung trên sàn nhà với trẻ bệnh hoặc trẻ nhiễm mầm bệnh nhưng không có triệu chứng.
- Người tiếp xúc trẻ bệnh, mang mầm bệnh và lây cho trẻ lành khi chăm sóc trẻ.
Bệnh tay – chân – miệng có thể phòng tránh được
- Thường xuyên rửa sạch bàn tay của trẻ bằng xà phòng.
- Người giữ trẻ rửa tay sạch trước khi chuẩn bị thức ăn, cho trẻ ăn, sau khi chăm sóc trẻ (nhất là sau khi thay tả, dọn vệ sinh cho trẻ)
- Rửa sạch các vật dụng, đồ chơi của trẻ bằng xà phòng và khử trùng trong 10 phút bằng dung dịch Chloramin B 2% (20g trong một lít nước) hoặc với nước Javel 0,5% (pha một phần Javel với 9 phần nước).
- Thường xuyên lau rửa sàn nhà, các khu vực sinh hoạt của trẻ với các dung dịch khử khuẩn nêu trên.
- Cách ly trẻ bệnh tại nhà trong 10 ngày đầu của bệnh hoặc cho đến khi hết loét miệng và các bóng nước để tránh lây cho trẻ khác tại nhà trẻ, mẫu giáo.
Cần đưa trẻ đi khám ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu
- Sốt.
- Bóng nước hoặc vết loét trong miệng.
- Bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông, đầu gối.
Đưa ngay vào bệnh viện Nhi Đồng 1, bệnh viện Nhi Đồng 2 hoặc bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới khi có các dấu hiệu trở nặng:
- Sốt cao.
- Giật mình.
- Đi đứng loạng choạng.
- Thở mệt.
Một số điạ chỉ cần biết.
Sư Vạn Hạnh, Q10 ĐT: 9271.119
Bệnh viện Nhi Đồng 2
14 Lý Tự Trọng, Q1 ĐT: 8298.723
Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới
190 Hàm Tử, Q5 ĐT: 9238.704
Trung Tâm Truyền Thông – Giáo Dục Sức Khoẻ
59B Nguyễn Thị Minh Khai ĐT: 9309.878
Hội nghị Sản Phụ khoa Việt – Pháp - châu Á Thái Bình Dương lần thứ 25 vừa chính thức khai mạc tại TP.HCM vào sáng nay. Đây là sự kiện y khoa quốc tế quan trọng, đánh dấu cột mốc 25 năm hợp tác bền vững giữa các chuyên gia sản phụ khoa Việt Nam và quốc tế, mở rộng kết nối đến nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Hội nghị Sản phụ khoa Việt – Pháp – châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 25 vừa chính thức khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh vào sáng 8/5. Đây là sự kiện thường niên, do Bệnh viện Từ Dũ phối hợp cùng các đơn vị trong nước và quốc tế tổ chức.
TS.BS Hà Anh Đức – Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh nhận định: Ngành sản phụ khoa đang bước vào một kỷ nguyên đổi mới sáng tạo, cần tăng cường hợp tác quốc tế và không để bất kỳ phụ nữ nào bị bỏ lại phía sau.
Ngày 8/5, Bệnh viện Từ Dũ đã khai mạc hội nghị Sản phụ khoa Việt - Pháp - châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 25 với chủ đề "Kết nối học thuật, hội nhập quốc tế, nâng cao thực hành lâm sàng".
Hội nghị có 3.000 đại biểu trong và ngoài nước tham dự, trong đó có các chuyên gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực sản phụ khoa.
Trong khuôn khổ Hội nghị, hơn 50 bài báo cáo chuyên sâu được trình bày, tập trung vào các chủ đề mang tính thực tiễn và cập nhật cao như: Phẫu thuật nội soi phụ khoa và điều trị xâm lấn tối thiểu; chẩn đoán trước sinh và các kỹ thuật can thiệp bào thai hiện đại; ứng dụng di truyền học trong sản khoa; ung thư phụ khoa, HPV và ung thư cổ tử cung; quản lý thai kỳ nguy cơ cao, cấp cứu sản khoa, điều trị sinh non; tối ưu hóa phối hợp sản-nhi trong chăm sóc liên chuyên khoa…
Kỹ thuật y học ngày càng tiến bộ, lĩnh vực sản phụ khoa đã bước vào kỷ nguyên đổi mới đáng chú ý, nhưng gánh nặng bệnh tật đối với phụ nữ vẫn còn nhiều... nhưng không có phụ nữ nào bị bỏ lại phía sau.