Phòng ngừa bệnh quai bị
Bệnh quai bị là gì?
|
Ai có thể mắc bệnh?
Hơn 80% bệnh xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi, thường gặp nhất là trẻ từ 6-10 tuổi. Người lớn cũng có thể bị mắc bệnh nếu không tiêm ngừa phòng bệnh trước đó.
|
Bệnh lây như thế nào?
Thời gian lây mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai.
Biểu hiện của bệnh như thế nào?
Sưng to tuyến nước bọt vùng dưới hàm ở 1 bên hoặc cả 2 bên.
Ở các trẻ vị thành niên có thể có sưng căng và đau tinh hoàn 1 bên hoặc 2 bên.
Bệnh tiến triển và tự khỏi trong vòng 10 ngày (nếu không có biến chứng).
Bệnh có nguy hiểm không?
Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp có những biến chứng như: sẩy thai tự nhiên(nhất là ở giai đoạn đầu của thai kỳ), điếc, sưng phù nề tinh hoàn, buồng trứng v.v…Các biến chứng này thường gặp ở người lớn trẻ tuổi.
|
Người bệnh cần phải được điều trị và chăm sóc như thế nào?
Vệ sinh cá nhân và tẩy uế các chất dịch tiết của người bệnh. Không bôi hoặc đắp những thứ thuốc dân giang như vôi, trầu nhai…ở tuyến mang tai để tránh tình trạng nhiễm độc. Tránh sử dụng các thức ăn, nước uống có vị chua. |
Người bệnh nên nằm nghỉ nhiều, trẻ còn đi học nên cho nghỉ học.
Chăm sóc răng miệng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu và nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Trong trường hợp có biến chứng viêm tinh hoàn thì nên mặc quần lót nâng dịch hoàn để giảm đau nhức.
Súc miệng nước muối.
Dùng thuốc hạ sốt giảm đau như Paracetamol, Aspirine.
Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ. |
Phòng ngừa bệnh bằng cách nào?
Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc phải mang khẩu trang.
Vệ sinh cá nhân và nhà cửa:
+ Không sử dụng chung các dụng cụ ăn uống (muỗng, nĩa, ly, chén, dĩav.v…)
+ Thường xuyên lau sạch sàn nhà, bàn ghế, rửa sạch các đồ chơi của trẻ.
+ Rửa tay nhiều lần bằng xà phòng trong ngày, nhất là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
+ Che miệng khi ho, khi hắt hơi, sau đó phải rửa tay ngay bằng xà phòng.
+ Thực hiện tiêm phòng vắc xin để phòng bệnh chủ động.
Chích ngừa quai bị khi nào và ở đâu?
Hiện nay bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vắc xin phòng bệnh quai bị thường kết hợp với phòng sởi và rubella (Trimovax, MMR). Sô lần tiêm:
1. Trẻ em từ 9 tháng – 12 tháng tuổi: tiêm 3 lần+ Lần 1: lúc 9 tháng tuổi
+ Lần 2: sau lần 1 sáu tháng
+ Lần 3: từ 4-12 tuổi
+ Lần 1: lúc 12 tháng tuổi
+ Lần 2: từ 4-12 tuổi
Những ai không nên tiêm hoặc hoãn tiêm vắc xin phòng ngừa quai bị?
Vì vắc xin ngừa quai bị chứa vi rút sống nên khôn tiêm ngừa quai bị khi:
Bệnh ác tính toàn thân: Leucémie, lymphoma…
Đang điều trị corticoid toàn thân liều cao, thuốc chống chuyển hóa, độc tế bào, xạ trị chống ung thư.
Phụ nữ mang thai và nghi ngờ mang thai không được tiêm vắc xin quai bị.
Những phụ nữ được tiêm vắc xin quai bị cần áp dụng biện pháp ngừa thai trong thời gian ít nhất là 28 ngày sau khi tiêm.
Tiêm chủng vắc xin ở đâu?
Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh
Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố và Quận, Huyện.
Trạm Y tế Phường, Xã
Nếu có thắc mắc, liên hệ: Trung tâm Truyền thông – Giáo dục Sức khỏe Trung tâm Y tế Dự phòng Thành phố |
Theo
Tờ rơi Trung tâm Truyền thông – Giáo dục sức khỏe Tp.HCM (05/2010)
Đó là nhận định của bệnh viện Từ Dũ sau khi thực hiện thành công các ca thông tim can thiệp bào thai, cứu sống được 4 em bé bị dị tật tim bẩm sinh nặng kể từ đầu năm 2024 đến nay.
Ngày 15/7, Bệnh viện Từ Dũ (TP. HCM) cho biết đã thực hiện thành công thêm một ca thông tim can thiệp bào thai bị dị tật tim bẩm sinh nặng, đến nay em bé đã ra đời khoẻ mạnh.
Ngày 15-7, Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) thông tin nơi đây vừa phối hợp Bệnh viện Nhi đồng 1 mổ lấy thai cho ca thông van tim bào thai cứu thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh nặng.
Theo thống kê từ các địa phương, trong những tuần gần đây số mắc sốt xuất huyết trên cả nước đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố khu vực miền Nam với số mắc và tử vong liên tục tăng cao. Dự báo thời gian tới sẽ bước vào những tháng cao điểm mùa dịch do thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho đàn muỗi truyền bệnh phát triển.
Ngày 28/3/2024 Cục Y tế dự phòng đã có Công văn số 249/DP-KLN ban hành khuyến nghị hàm lượng muối natri tối đa cho một số thực phẩm chế biến bao gói sẵn tại Việt Nam, trong đó nhấn mạnh natri rất cần thiết đối với cơ thể con người nhưng rất ít khi bị thiếu mà nguy cơ thường bị tiêu thụ quá nhiều so với nhu cầu cơ thể và gây tác hại đối với sức khỏe.