Sàng lọc nước tiểu phát hiện Chlamydia ở thai phụ
![]() Thai phụ nên sàng lọc Chlamydia
|
Một nghiên cứu mới được công bố trên tờ Obstetrics and Gynecology số ra tháng 4 cho thấy dùng mẫu nước tiểu sàng lọc thai phụ nhiễm chlamydia cũng chính xác như khi sử dụng dịch tiết cổ tử cung.
Việc lấy mẫu nước tiểu cũng rẻ hơn đáng kể so với lấy mẫu ở cổ tử cung và dễ chịu đối với những bệnh nhân không muốn trải qua dạng kiểm tra xâm lấn.
Tiến sĩ Scott Roberts và các đồng nghiệp thuộc Trung tâm Y tế Tây Nam của Trường Đại học Texas, ở Dallas đã tiến hành so sánh trên. Trong 4 tháng, tất cả những phụ nữ tham gia vào nhóm kế hoạch hóa gia đình và đến khám ở các phòng khám biến chứng sản khoa của khu vực, là những thai phụ ở tuần thai thứ 35 và 37, họ đều được xét nghiệm về Chlamydia trachomatis bằng cả hai phương pháp.
Tổng số có 2.018 thai phụ được xét nghiệm. Những thai phụ này ở độ tuổi trung bình là 26,9 và 84% số họ là thuộc chủng tộc Tây Bồ.
Những mẫu này được phân tích bằng máy Aptima Combo 2 Assay.
Tỷ lệ nhiễm chlamydia theo các xét nghiệm dịch tiết cổ tử cung là 4,3% (95% CI: 3,4-5,2%), so với 4,1% dùng mẫu nước tiểu (95% CI: 3,3-5,1%). Xét nghiệm McNemar cho thấy kết quả là phù hợp và ước tính K là 0,982 (95% CI: 0,961-1,000) là trong phạm vi “được xem là hoàn hảo nhất”.
Độ nhạy của sàng lọc nước tiểu là 96,5% so với sàng lọc trong cổ tử cung (95% CI: 90,1-99.3%), với độ đặc hiệu tương đối là 100% (95% CI: 99,8-100%).
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật, Trường Sản Phụ khoa Hoa Kỳ, Bộ Y tế công cộng Hoa Kỳ đều khuyến cáo sàng lọc chlamydia cho thai phụ.
Theo Cimsi
Một người có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với gia cầm bị nhiễm vi rút cúm trong cơ thể, bao gồm cả nước bọt, chất nhầy, phân, hoặc môi trường bị nhiễm vi rút. Người mắc bệnh có thể có các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, và trong một số trường hợp, bệnh có thể gây tử vong.
Bệnh viện Từ Dũ vinh dự đón nhận chứng nhận trở thành trung tâm can thiệp bào thai chuẩn châu Âu đầu tiên tại Việt Nam.
Hội nghị Sản Phụ khoa Việt – Pháp - châu Á Thái Bình Dương lần thứ 25 vừa chính thức khai mạc tại TP.HCM vào sáng nay. Đây là sự kiện y khoa quốc tế quan trọng, đánh dấu cột mốc 25 năm hợp tác bền vững giữa các chuyên gia sản phụ khoa Việt Nam và quốc tế, mở rộng kết nối đến nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Hội nghị Sản phụ khoa Việt – Pháp – châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 25 vừa chính thức khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh vào sáng 8/5. Đây là sự kiện thường niên, do Bệnh viện Từ Dũ phối hợp cùng các đơn vị trong nước và quốc tế tổ chức.
Hội nghị Sản phụ khoa Việt - Pháp - Châu Á Thái Bình Dương 2025 thu hút 3.000 đại biểu tham dự, trong đó có 14 chuyên gia đầu ngành.
TS.BS Hà Anh Đức – Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh nhận định: Ngành sản phụ khoa đang bước vào một kỷ nguyên đổi mới sáng tạo, cần tăng cường hợp tác quốc tế và không để bất kỳ phụ nữ nào bị bỏ lại phía sau.