Sốc điện 7 lần cứu sống mẹ con thai phụ bị bệnh lý tim phức tạp (Báo Sài Gòn Giải Phóng)
Ngày 10-3, Bệnh viện Từ Dũ cho biết, vừa phối hợp với Bệnh viện Chợ Rẫy mổ lấy thai thành công cho sản phụ Đ.T.T. (36 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương) bị bệnh lý tim phức tạp (rung nhĩ, cuồng nhĩ, suy tim, bệnh cơ tim chu sinh), giúp hạ sinh một bé gái cân nặng 2,6kg khỏe mạnh.

Sản phụ được các bác sĩ sốc điện tại buồng hồi sức
Trước đó, năm 2019, chị T. từng mang thai và sinh thường. Lần này mang thai tự nhiên, khám thai tại địa phương nhiều lần theo hẹn. Xét nghiệm tổng quát của sản phụ phát hiện có viêm gan siêu vi B, nồng độ virus trong máu cao, có chỉ định điều trị thuốc kháng virus để ngăn ngừa lây nhiễm sang con lúc thai 28 tuần. Mạch và huyết áp tim phổi trong những tháng đầu thai kỳ đều bình thường. Lúc thai 34 tuần 5 ngày, chị T. có đi khám thai định kỳ, các bác sĩ chuyên khoa sản đề nghị khám chuyên khoa tim mạch tại các bệnh viện tuyến cuối.
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, kết quả thăm khám ghi nhận sản phụ có tình trạng nhịp nhanh trên thất, hở van 2 lá ¾, tràn dịch màng ngoài tim, suy thất trái, kèm rung nhĩ – cuồng nhĩ – bệnh cơ tim chu sinh. Chị T. được cho thuốc trợ tim, ổn định nhịp tim và tư vấn nhập Bệnh viện Từ Dũ.
Tại Bệnh viện Từ Dũ, sau khi hội chẩn giữa bác sĩ gây mê hồi sức Bệnh viện Từ Dũ và bác sĩ chuyên khoa Rối loạn nhịp Bệnh viện Chợ Rẫy, chị T. được điều trị thuốc cắt cơn nhịp nhanh, nhưng không đáp ứng nên các bác sĩ quyết định tiến hành sốc điện. Trải qua 5 lần sốc điện, ekip bác sĩ đã quyết định tiến hành mổ lấy thai cấp cứu.
Theo BS-CK2 Tào Tuấn Kiệt, Trưởng khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện Từ Dũ, các bác sĩ quyết định tiến hành gây tê ngoài màng cứng để mổ lấy thai. Sản phụ được chuyển sang phòng mổ, tất cả ekip gây mê hồi sức nhanh chóng chuẩn bị sẵn sàng thuốc, dụng cụ và tiến hành gây tê ngoài màng cứng thành công. Sau 10 phút, một em bé gái cân nặng 2,6kg khỏe mạnh chào đời, khóc to, da niêm hồng hào.
Chị T. được chuyển qua hồi sức, tình trạng mạch vẫn còn nhanh, các bác sĩ quyết định một lần nữa sốc điện lần 6 để hy vọng mạch trở lại bình thường. Tuy nhiên sau 10 phút kết quả vẫn không cải thiện. Lấy hết can đảm, các bác sĩ quyết định sốc điện lần 7. Sau 10 phút mạch có giảm, các bác sĩ quyết định ngưng sốc điện và tiếp tục điều trị kiểm soát mạch bằng thuốc.
Sau mổ 1 ngày, tổng trạng bệnh nhân tốt hơn, vết mổ khô, không đau nhiều, ăn uống được, sản khoa ổn định nên quyết định chuyển chị T. về khoa Rối loạn nhịp, Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp tục điều trị.
Sốt xuất huyết là bệnh do vi rút lây truyền qua vết chích của muỗi vằn. Hiện tại không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Việc điều trị chủ yếu tập trung giảm nhẹ các triệu chứng đau nhức để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình hồi phục cũng như phát hiện các dấu hiệu cảnh báo nặng.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Muỗi vằn Aedes aegypti là tác nhân chính lây truyền bệnh. Chúng sinh sản mạnh mẽ ở những nơi chứa nước đọng. Vì vậy, bất cứ nơi nào đọng nước trong một thời gian dài đều là nơi để muỗi sinh sản.
Ngày 9/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã thay mặt Bộ trưởng Bộ Y tế trao bằng khen cho ê-kíp Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 thực hiện ca thông tim xuyên bào thai cho sản phụ người Singapore – đánh dấu một bước tiến vượt bậc của y học can thiệp bào thai tại Việt Nam.
Ngày 9-6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đến thăm, chúc mừng và trao bằng khen của Bộ Y tế cho các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1, do có thành tích xuất sắc can thiệp thành công một trường hợp dị tật tim bẩm sinh phức tạp từ một bào thai 22 tuần tuổi của sản phụ người Singapore.
Ê-kíp thông tim bào thai của Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế vì có thành tích đột xuất, xuất sắc trong ca can thiệp bào thai cho thai phụ người Singapore.
Ngày 9/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã thay mặt Bộ trưởng Bộ Y tế trao bằng khen cho ê-kíp Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 thực hiện ca thông tim xuyên bào thai cho sản phụ người Singapore.