Tập thể dục khi mang thai có thể giúp phụ nữ béo phì phòng tránh những biến chứng
Ds. Nguyễn Tấn Xuân Trang (dịch)
Khoa Dược – BV Từ Dũ
Nghiên cứu cho thấy tập thể dục có thể là một cách hiệu quả cho phụ nữ mang thai bị béo phì giảm nguy cơ bệnh tiểu đường, tiền sản giật và các biến chứng khác.
"Nghiên cứu này cho thấy rằng khi có can thiệp tập thể dục trước khi sinh làm giảm chi phí và cải thiện kết cục ở những phụ nữ béo phì", Leah Savitsky, người thực hiện nghiên cứu tại Đại học Oregon Health and Science, Portland cho biết.
Theo báo cáo tại cuộc họp thường niên lần thứ 37 của Hiệp hội Y khoa bà mẹ – thai nhi (Society for Maternal-Fetal Medicine) tại San Diego, California, Savitsky và cộng sự đã phân tích nghiên cứu trước khi công bố về tác dụng của tập thể dục đối với phụ nữ mang thai có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên.
Dựa trên những phân tích của họ về những nghiên cứu trước đó, các nhà nghiên cứu ước tính lợi ích của tập thể dục đối với phụ nữ béo phì từ lúc bắt đầu thai kỳ.
Họ tính rằng cứ mỗi một triệu phụ nữ như vậy, sẽ có 38.176 trường hợp tiền sản giật trong số những người có tập thể dục, so với 113.000 trường hợp trong số những người không tập thể dục.
Theo tính toán của họ, tập thể dục cũng có thể liên quan đến việc giảm tiểu đường thai kỳ, với tỷ lệ 195.520/ 1.000.000 có tập thể dục so với 305.500 người không tập thể dục.
Tương tự như vậy, họ ước tính, cứ mỗi một triệu phụ nữ mang thai bị béo phì, tỷ lệ sinh non sẽ giảm từ 105.059 thành 90.923 với tập thể dục, tỷ lệ tử vong mẹ sẽ giảm từ 90 thành 70 và tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh sẽ giảm từ 1.932 thành 1.795.
Dựa trên một ngưỡng chi phí – hiệu quả là 100.000 đô mỗi năm với chất lượng sống điều chỉnh, can thiệp tập thể dục có thể tiết kiệm chi phí dưới 3.000 đô.
Tác dụng của tập thể dục có thể còn có lợi ích hơn so với kết quả đưa ra của nghiên cứu, Savitsky nói.
"Nghiên cứu này không xem xét thêm lợi ích về sau của việc kiểm soát trọng lượng vượt quá trong thai kỳ cũng như các lợi ích tiềm năng về sau của tăng huyết áp và tiểu đường" cô nói với Reuters Health qua email.
Phụ nữ không béo phì có thể cũng có lợi ích tốt. Các nhà nghiên cứu áp dụng mô hình của họ cho những phụ nữ có chỉ số BMI bình thường từ 18,5 – 24,9 và tìm thấy những cải thiện tương tự trong các kết quả ở những người tập thể dục, mặc dù ngưỡng chi phí – hiệu quả thấp hơn.
Một nghiên cứu gồm 765 phụ nữ phân bố ngẫu nhiên vào nhóm tập thể dục hoặc nhóm chứng (http://bit.ly/1QNoQzN). "Chúng tôi thấy rằng những phụ nữ không tập thể dục có khả năng gấp 3 lần phát triển (tăng huyết áp), 1,5 lần khả năng tăng cân quá mức và 2,5 lần khả năng sinh con to", Michelle Mottola tại Đại học Michelle Mottola of Western ở London, Ontario, Canada, người tham gia vào nghiên cứu ngẫu nhiên cho biết.
"Với tình trạng béo phì phổ biến trong xã hội, có lẽ chúng ta nên chú ý vào phòng ngừa bệnh. Không là quá muộn ngay cả đối với phụ nữ mang thai béo phì khi thay đổi lối sống để làm giảm đáng kể chi phí chăm sóc sức khỏe," Mottola nói với Reuters Health qua email.
Nguồn:
Exercise during pregnancy may help obese women avoid complications (http://www.medscape.com/viewarticle/875716)
Đó là nhận định của bệnh viện Từ Dũ sau khi thực hiện thành công các ca thông tim can thiệp bào thai, cứu sống được 4 em bé bị dị tật tim bẩm sinh nặng kể từ đầu năm 2024 đến nay.
Ngày 15/7, Bệnh viện Từ Dũ (TP. HCM) cho biết đã thực hiện thành công thêm một ca thông tim can thiệp bào thai bị dị tật tim bẩm sinh nặng, đến nay em bé đã ra đời khoẻ mạnh.
Ngày 15-7, Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) thông tin nơi đây vừa phối hợp Bệnh viện Nhi đồng 1 mổ lấy thai cho ca thông van tim bào thai cứu thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh nặng.
Theo thống kê từ các địa phương, trong những tuần gần đây số mắc sốt xuất huyết trên cả nước đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố khu vực miền Nam với số mắc và tử vong liên tục tăng cao. Dự báo thời gian tới sẽ bước vào những tháng cao điểm mùa dịch do thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho đàn muỗi truyền bệnh phát triển.
Ngày 28/3/2024 Cục Y tế dự phòng đã có Công văn số 249/DP-KLN ban hành khuyến nghị hàm lượng muối natri tối đa cho một số thực phẩm chế biến bao gói sẵn tại Việt Nam, trong đó nhấn mạnh natri rất cần thiết đối với cơ thể con người nhưng rất ít khi bị thiếu mà nguy cơ thường bị tiêu thụ quá nhiều so với nhu cầu cơ thể và gây tác hại đối với sức khỏe.