Ngày 29/03/2010

Thông tin về Thuyên tắc tĩnh mạch sâu

    Thuyên tắc tĩnh mạch sâu (Deep vein thrombosis - DVT) là tình trạng y khoa khó chẩn đoán, có thể ngăn ngừa được, xảy ra khi có cục máu đông trong mạch máu lớn. Những cục máu đông này thường phát triển ở chi dưới, đùi, chậu nhưng cũng có thể xảy ra ở cánh tay.

    Hiểu biết về DVT rất quan trọng vì nó có thể xảy ra với bất kỳ người nào và có thể gây ra bệnh lý nghiêm trọng; tàn tật, và vài trường hợp có thể gây tử vong. Thông tin tốt nhất là DVT có thể ngăn ngừa và điều trị được nếu được chẩn đoán đúng và sơm.

    Ai có yếu tố nguy cơ thuyên tắc mạch?

    Hầu như bất kỳ người nào cũng có thể bị thuyên tắc mạch. Tuy nhiên, những yếu tố nhất địnhcó thể gia tăng nguy cơ phát triển tình trạng này. Nguy cơ gia tăng hơn cả đối với những người có hơn 1 yếu tố nguy cơ cùng thời điểm đó.

    Liệt kê một số yếu tố nguy cơ gia tăng sự phát triển thuyên tắc mạch:
    - Tổn thương  mạch, gây ra bởi:

      Gãy xương
      Tổn thương cơ nghiêm trọng hay
      Phẫu thuật (đặc biệt liên quan đến bụng, chậu, hông hay chân)

    - Dòng máu chảy chậm, thường gây ra do:

      Nằm cố định trên giường (do bệnh lý y khoa hay sau phẫu thuật)
      Giới hạn cử động (bó bột chân để chữa lành xương gãy)
      Ngồi lâu đặc biệt là bắt chéo chân
      Hay liệt

    - Gia tăng estrogen, gây ra do:

      Viên thuốc ngừa thai
      Điều trị hormon thay thế thỉnh thoảng dùng sau mãn kinh
      Mang thai, cho tới 6 tuần sau sanh

    - Bệnh lý y khoa mãn tính nhất định, như:

      Bệnh tim
      Bệnh phổi
      Ung thư và quá trình điều trị
      Bệnh viêm nhiễm đại tràng (bệnh Crohn hay viêm loét đại tràng).

    - Yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

      Trước thuyên tắc mạch
      Bệnh sử gia đình có thuyên tắc mạch
      Tuổi (nguy cơ gia tăng khi tuổi tăng).
      Béo phì
      Thuốc lá
      Cao huyết áp
      Catheter tĩnh mạch trung tâm
    Rối loạn đông máu di truyền. Có thể nghi ngờ khi người có thuyên tắc mạch tái phát không thể tìm ra một nguyên nhân đặc biệt nào (như là phẫu thuật gần trong thời gian đó). Hoặc thuyên tắc mạch phát triển trong mạch máu ở vị trí bất thường, như là mạch máu trong gan, thận, não.

    Thuyên tắc mạch có thể ngăn ngừa được?

    Đúng, có vài bước mà con người có thể thực hiện để giúp ngăn ngừa thuyên tắc mạch

    - Đi xung quanh càng sớm càng tốt sau khi cố định trên giường như sau mổ, bệnh hay chấn thương
    - Báo bác sĩ về tình trạng mặc vớ nén
    - Khi ngồi lâu trong thời gian dài, như là đi du lịch trong hơn 4 giờ:
    - Đứng dậy và đi bộ xung quanh mỗi 2-3 giờ
    - Tập thể dục cho chân trong khi ngồi bằng cách nâng và hạ thấp gót trong khi giữ ngón chân trên sàn, căng và thả lỏng cơ chân
    - Mặc quần áo vừa
    - Uống nhiều nước, tránh uống rượu và cà phê
    - Báo với  bác sĩ về thuốc để ngừa hay điều trị thuyên tắc mạch
    - Tập thể dục đều đặn, giữ cân nặng và không hút thuốc.

    Biến chứng có thể xảy ra do thuyên tắc mạch?
    Nếu phần máu đông bị vỡ, nó có thể di chuyển qua dòng máu đến phổi và gây ra thuyên tắc phổi, có thể gây tử vong.

    Thêm nữa, gần 1/3 người có bị thuyên tắc mạch sẽ có biến chứng lâu dài (hội chứng sau huyết khối) như là sưng, đau, tái màu, phập phồng ở phần cơ thể bị ảnh hưởng. Trong vài trường hợp, triệu chứng có thể trầm trọng mà bệnh nhân có thể bị tàn  tật.

    Đối với vài người, thuyên tắc mạch có thể trở thành mãn tính, khoảng 30% người có thuyên tắc mạch là nguy cơ cho gia đoạn khác.

    Thuyên tắc mạch có thể gây nhồi máu cơ tim hay đột qụy?

    Không, thuyên tắc mạch không gây nhồi máu cơ tim hay đột qụy. Có hai loại máu đông chính
    Cục máu đông ảnh hưởng cơ thể như thế nào phụ thuộc vào loại và vị trí cục máu đông:

    - Cục máu đông ở các mạch sâu của chân, chậu, thỉnh thoảng ở cánh tay, gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu. Loại này cục máu đông không gây nhồi máu cơ tim hay đột qụy.

    - Cục máu đông ở động mạch, thường là tim hay não, gọi là huyết khối động mạch. Loại này có thể gây nhồi máu cơ tim và đột qụy.

    Cả 2 loại máu đông đều gây bệnh trầm trọng, nhưng nguyên nhân và các bước thực hiện để bảo vệ chính cơ thể là rất khác nhau. Để tìm hiểu thêm về huyết khối động  mạch, hãy tra thêm thông tin về bệnh tim và cách ngăn ngừa trên web CDC.

    Thông tin trên web này là về huyết khối tĩnh mạch sâu.

    Triệu chứng của DVT

    Khoảng ½ người bị DVT không có triệu chứng gì cả. Đối với những người có triệu chứng, những vấn đề sau thường hay gặp và có thể xảy ra ở phần cơ thể bị ảnh hưởng:
      Sưng phồng
      Đau
      Căng cơ
      Đỏ da

    Nếu có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt

    Triệu chứng của thuyên tắc phổi là gì (cục máu đông ở phổi)?

    Với DVT, một mảnh của cục máu đông có thể vỡ ra và di chuyển đến phổi. Cục máu đông trong phổi được gọi là thuyên tắc phổi (PE). PE rất nghiêm trọng và có thể gây tử vong

    Triệu chứng của thuyên tắc phổi bao gồm:

      Khó thở
      Nhịp tim nhanh hơn bình thường
      Đau ngực hay khó chịu, mà trầm trọng hơn khi thở sâu hay ho.
      Ho ra máu
      Huyết áp tụt thấp, nhức đầu nhẹ.

    Nếu có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, bạn nên tìm sự giúp đỡ về y tế ngay lập tức.

    Thật  không may, có tình trạng khác mà triệu chứng tương tự với DVT và PE.

    Ví dụ: căng cơ và sưng phồng tĩnh mạch gần da có thể tương tự triệu chứng với DVT. Nhồi máu cơ tim và viêm phổi có triệu chứng giống với PE. Vì vậy, thật khó để chẩn đoán đó là tình trạng nào mà không có xét nghiệm.

    DVT và thuyên tắc phổi (PE) chẩn đoán như thế nào?
    DVT thường được chẩn đoán bằng:

    - Duplex ultrasound - dùng sóng siêu âm để đánh giá dòng chảy của tĩnh mạch.
    - Venography – nếu duplex ultrasound không cung cấp rõ chẩn đoán, xạ hình mạch máu, một loại Xquang, dùng để nhìn rõ tĩnh mạch.

    DVT có  thể được chẩn đoán bằng các xét nghiệm ít được áp dụng hơn:

    Trong nhiều trường hợp, MRI có thể cung cấp thông tin mà không thể thể hiện trên Xquang. Test này dùng thông thường để chẩn đoán DVT.

    Thuyên tắc phổi (PE) được chẩn đoán bằng:

    CT scanner là loại Xquang đặc biệt có thể cung cấp hình ảnh cấu trúc trong cơ thể.
    Scan xâm lấn hay thông khí phổi, loại test đặc biệt để nhìn phổi hoạt động như thế nào và nó có đủ máu hay không.

    Chụp mạch máu phổi, loại Xquang đặc biệt để tìm khối tắc nghẽn trong phổi.

    Điều trị DVT và thuyên tắc phổi (PE)
    Điều trị  DVT

      Thuốc dùng để ngăn ngừa và điều trị DVT. Chống đông (mạch máu mỏng hơn) là thuốc thông thường nhất được sử dụng.
      Vớ ép (gọi là vớ ép tăng dần) thỉnh thoảng được áp dụng để ngăn ngừa DVT và giảm đau, sưng. Nó cần được mang trong 2 năm sau khi bị DVT.
      Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, cục máu đông có thể phải phẫu thuật lấy ra.

    Điều trị  PE

    Điều trị cấp cứu tại bệnh viện là cần thiết đối với PE.  Trong trường hợp nghiêm trọng, đe dọa cuộc sống, có thuốc có thể làm hòa tan cục máu đông (thrombolytics) và thuốc ngăn ngừa những cục máu đông khác thành lập (chống đông).

    Phẫu thuật là cần thiết đối với bệnh nhân có nguy cơ bị trường hợp PE khác.

    MẸO ĐỂ NGĂN NGỪA HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU

    1. Di chuyển xung quanh càng sớm càng tốt sau khi nằm trên giường, như sau phẫu thuật, bệnh hay chấn thương.
    2. Nếu bạn có yếu tố nguy cơ DVT, báo với bác sĩ:

      Tình trạng vớ nén
      Thuốc chống đông đề ngừa và điều trị DVT
      Khi ngồi lâu, như du lịch trong hơn 4 giờ:
      Đứng dậy và đi xung quanh mỗi 2-3 giờ
      Tập thể dục chân trong khi ngồi bằng
      Nâng và hạ thấp gót trong khi ngón chân vẫn giữ trên sàn
      Nâng và hạ thấp ngón trong khi gót vẫn giữ trên sàn
      Căng và thả lỏng cơ chân
      Mặc quần áo vừa
      Uống nhiều nước, tránh uống bất cứ thứ gì chung với rượu và cà phê
      Tập thể dục đều đặn, giữ trọng lượng cơ thể và không hút thuốc lá.

    Nguồn:

    http://www.cdc.gov/ncbddd/dvt/default.htm

    BS. Phạm Thị Mỹ Thanh
    Khoa E - BV Từ Dũ

    Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ