Tìm hiểu Cytomegalovirus
![]() |
Cytomegalovirus (CMV) là virus thường gặp và hầu hết mọi người đều bị nhiễm. Một khi đã xâm nhập cơ thể con người, CMV sẽ tồn tại trong cơ thể. Do có nhiều chủng CMV nên người ta có thể bị nhiễm CMV nhiều lần.
Nguy cơ nhiễm CMV qua tiếp xúc thường ngày là rất thấp. CMV chỉ có thể lây truyền từ người nhiễm sang người lành khi tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết của người bệnh: nước tiểu, nước bọt, sữa..
Nhiễm CMV hầu hết không có triệu chứng, thường bệnh nhân chỉ hơi mệt mỏi thoáng qua. Tuy nhiên, ở những người suy giảm miễn dịch và phụ nữ có thai, nhiễm CMV gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng.
CMV và thai kỳ
Nhiễm CMV ở trẻ em thường không gây bệnh, tuy nhiên nhiễm CMV ở phụ nữ đang mang thai có thể ảnh hưởng đến bào thai dẫn đến thai dị tật bẩm sinh hay các bệnh lý khác, thậm chí gây tử vong thai hay trẻ sơ sinh.
Nếu bạn bị nhiễm CMV trong thai kỳ, khả năng lây bệnh cho bào thai hơn 1/3. Trong các trẻ sinh ra bị nhiễm CMV bào thai, khoảng 1/5 trẻ bị tàn tật suốt đời như chậm phát triển tâm thần hay mất thính lực. Nếu bạn bị nhiễm CMV trước khi có thai, nguy cơ lây bệnh cho bào thai giảm xuống còn 1/100. Vì vậy nếu bạn đang có thai hay dự định có thai, hãy trao đổi với bác sĩ mối quan tâm về CMV của bạn.
Triệu chứng
![]() |
1/150 trẻ sinh ra bị nhiễm CMV bào thai. Đa số trẻ này (80%) có thể hồi phục hoàn toàn và không gặp phải các vấn đề sức khỏe khác.
Một số trẻ sơ sinh nhiễm CMV bào thai biểu hiện các triệu chứng sau:
- Cơ thể nhỏ hơn
- Bệnh lý gan, lách và/hay thận
- Vàng da vàng mắt
- Mảng màu tím trên da
- Co giật
Nhiễm CMV bào thai có thể gây tàn tật suốt đời như:
- Mất thính lực
- Mất thị lực
- Chậm phát triển tâm thần
- Đầu nhỏ
- Mất khả năng phối hợp vận động
- Co giật
Một số trường hợp tử vong.
Điều trị
![]() |
Một số ít nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng ganciclovir ganciclovir và valganciclovir trong điều trị CMV bẩm sinh có triệu chứng. Các thuốc này có thể bảo vệ trẻ khỏi bị điếc, nhưng do thuốc có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nên vẫn chưa đưa vào phác đồ thống nhất. Nếu con bạn bị CMV bẩm sinh, hãy trao đổi với bác sỹ về liệu trình tốt nhất cho con bạn.
Phòng ngừa Bạn đang mang thai hay dự tính mang thai? Cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm CMV chính là tự phòng bệnh cho chính mình. Tránh tiếp xúc với nước bọt hay nước tiểu của trẻ em bị nhiễm CMV sẽ hạn chế nguy cơ nhiễm CMV và lây truyền cho bào thai
|
Theo CDC
BS. P.T.H.Q (Dịch)
Phòng KHTH - BV Từ Dũ
Sốt xuất huyết là bệnh do vi rút lây truyền qua vết chích của muỗi vằn. Hiện tại không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Việc điều trị chủ yếu tập trung giảm nhẹ các triệu chứng đau nhức để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình hồi phục cũng như phát hiện các dấu hiệu cảnh báo nặng.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Muỗi vằn Aedes aegypti là tác nhân chính lây truyền bệnh. Chúng sinh sản mạnh mẽ ở những nơi chứa nước đọng. Vì vậy, bất cứ nơi nào đọng nước trong một thời gian dài đều là nơi để muỗi sinh sản.
Ngày 9/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã thay mặt Bộ trưởng Bộ Y tế trao bằng khen cho ê-kíp Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 thực hiện ca thông tim xuyên bào thai cho sản phụ người Singapore – đánh dấu một bước tiến vượt bậc của y học can thiệp bào thai tại Việt Nam.
Ngày 9-6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đến thăm, chúc mừng và trao bằng khen của Bộ Y tế cho các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1, do có thành tích xuất sắc can thiệp thành công một trường hợp dị tật tim bẩm sinh phức tạp từ một bào thai 22 tuần tuổi của sản phụ người Singapore.
Ê-kíp thông tim bào thai của Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế vì có thành tích đột xuất, xuất sắc trong ca can thiệp bào thai cho thai phụ người Singapore.
Ngày 9/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã thay mặt Bộ trưởng Bộ Y tế trao bằng khen cho ê-kíp Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 thực hiện ca thông tim xuyên bào thai cho sản phụ người Singapore.