Từ Singapore tìm đến Việt Nam: Người phụ nữ hiện thực hóa ước mơ làm mẹ sau hơn 10 năm hiếm muộn (Theo Dân Việt)
Chị K. W. S., 41 tuổi, người Singapore, mang thai IVF lần đầu sau hơn 10 năm hiếm muộn. Khi thai nhi bị dị tật tim nặng, tiên lượng xấu tại quê nhà, chị đã đến Việt Nam với hi vọng cứu sống con mình.
Ngày 28/5, Bệnh viện Từ Dũ thông tin đã thực hiện thành công một ca can thiệp tim mạch bào thai với nhiều yếu tố phức tạp cùng với Bệnh viện Nhi Đồng 1, mang lại hy vọng cho một thai nhi mắc dị tật tim bẩm sinh nặng.

Ê-kíp bao gồm các chuyên gia can thiệp bào thai của BV Từ Dũ và chuyên gia can thiệp tim bẩm sinh của BV Nhi Đồng 1 đã thực hiện thành công ca can thiệp tim bào thai với thai phụ đến từ Singapore. Ảnh: BVCC
Theo đó, Bệnh nhân là chị K. W. S., 41 tuổi, quốc tịch Singapore, mang thai lần đầu sau hơn 10 năm hiếm muộn nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Bệnh viện Từ Dũ cho biết thai kỳ của chị K. được theo dõi tại hai bệnh viện lớn ở Singapore (KK Women’s and Children’s Hospital và Singapore General Hospital).
Từ tuần thứ 18, các bác sĩ tại Singapore đã phát hiện thai nhi có dấu hiệu bất thường về tim mạch, bao gồm hở van hai lá nặng và thông liên thất.
Đến tuần thứ 21, siêu âm tim thai cho thấy tình trạng nghiêm trọng hơn với hẹp van động mạch chủ nặng, van hai lá dày và thiểu sản thất trái. Các bác sĩ tại Singapore đã đưa ra lời khuyên nên chấm dứt thai kỳ do tiên lượng xấu.
Với mong muốn tìm kiếm cơ hội cho con, chị K. và các bác sĩ tại Singapore đã tìm hiểu thông tin quốc tế và quyết định chuyển chị đến Bệnh viện Từ Dũ, cơ sở y tế đầu tiên tại Đông Nam Á thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp tim bào thai.
Ngày 5/5, chị K. W. S. đã đến TP.HCM với hi vọng được làm mẹ một cách trọn vẹn. Theo ThS. BS. Lê Võ Minh Hương - Bệnh viện Từ Dũ, đây là ca can thiệp tim bào thai thứ 9 được thực hiện tại Bệnh viện Từ Dũ, nhưng được đánh giá là trường hợp phức tạp nhất do nhiều yếu tố.
Thai nhi ở tuần tuổi 25, mắc hẹp khít van động mạch chủ tiến triển và thiểu sản thất trái. Đường thoát thất trái chỉ rộng 1,4mm, nhỏ hơn nhiều so với các ca trước đó (ca nhỏ nhất trước đây là 2,4mm). Thêm vào đó, thai nhi nằm ở tư thế sấp cố định và bánh nhau bám mặt trước, gây nhiều cản trở cho việc tiếp cận tim thai.
Ngày 20/5, một cuộc hội chẩn liên viện giữa Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Nhi Đồng 1 và các chuyên gia quốc tế từ Ý và Úc đã được tổ chức. Sau hơn 2 giờ thảo luận, các bác sĩ đã quyết định tiến hành can thiệp nong van động mạch chủ cho thai nhi ngay trong tử cung, dù tỷ lệ thành công ước tính chỉ khoảng 60% và rủi ro cao.
Ca can thiệp đầu tiên được tiến hành vào ngày 22/5. Tuy nhiên, sau hơn 2 giờ nỗ lực, ê-kíp phẫu thuật gồm hơn 20 chuyên gia các lĩnh vực sản khoa, tim mạch, siêu âm, gây mê hồi sức đã không thể tiếp cận được buồng tim trái do tư thế bất lợi của thai nhi. PGS. TS. BS. Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, đã chỉ đạo tạm ngưng can thiệp và lên kế hoạch thực hiện lần hai khi có điều kiện thuận lợi hơn.
Ngày 28/5, sau cuộc hội chẩn lần hai và dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cùng Ban giám đốc hai bệnh viện, ê-kíp quyết định thực hiện can thiệp lại do tình trạng bệnh của thai nhi có dấu hiệu xấu đi. Ca can thiệp bắt đầu lúc 10 giờ sáng cùng ngày.
Thách thức lớn đầu tiên là xoay thai nhi khỏi tư thế sấp. Các bác sĩ đã sử dụng một dụng cụ chuyên dụng để cẩn trọng xoay thai nhi đến vị trí tối ưu cho việc can thiệp. Sau đó, ê-kíp đã dùng kim chuyên dụng xuyên qua thành bụng mẹ, cơ tử cung, bánh nhau và thành ngực thai nhi để tiếp cận buồng thất trái.
Thủ thuật luồn guidewire, đưa bóng vào nong van động mạch chủ đã được thực hiện nhanh chóng và chính xác. Thuốc vận mạch được dùng ngay sau đó, tim thai tăng trở lại đạt 141 lần/phút, dòng máu qua van động mạch chủ được cải thiện rõ rệt.
"Cả ekip vỡ òa, toàn bộ can thiệp hoàn tất thành công. Em bé đã chiến thắng. Cả thai phụ và gia đình đã bật khóc vì xúc động" - ThS. BS. Lê Võ Minh Hương nhớ lại.
Ca can thiệp thành công đã mở ra cơ hội sống cho thai nhi và là một dấu ấn quan trọng đối với kỹ thuật y học bào thai tại Việt Nam. Việc một bệnh viện lớn tại Singapore giới thiệu bệnh nhân sang Bệnh viện Từ Dũ cho thấy sự tin tưởng và ghi nhận năng lực chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ Việt Nam trong lĩnh vực này. Thành công này cũng đồng nghĩa với việc bệnh nhân trong nước có thêm cơ hội điều trị các dị tật bào thai phức tạp ngay tại Việt Nam mà không cần phải ra nước ngoài.
Nguồn:
Sốt xuất huyết là bệnh do vi rút lây truyền qua vết chích của muỗi vằn. Hiện tại không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Việc điều trị chủ yếu tập trung giảm nhẹ các triệu chứng đau nhức để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình hồi phục cũng như phát hiện các dấu hiệu cảnh báo nặng.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Muỗi vằn Aedes aegypti là tác nhân chính lây truyền bệnh. Chúng sinh sản mạnh mẽ ở những nơi chứa nước đọng. Vì vậy, bất cứ nơi nào đọng nước trong một thời gian dài đều là nơi để muỗi sinh sản.
Ngày 9/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã thay mặt Bộ trưởng Bộ Y tế trao bằng khen cho ê-kíp Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 thực hiện ca thông tim xuyên bào thai cho sản phụ người Singapore – đánh dấu một bước tiến vượt bậc của y học can thiệp bào thai tại Việt Nam.
Ngày 9-6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đến thăm, chúc mừng và trao bằng khen của Bộ Y tế cho các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1, do có thành tích xuất sắc can thiệp thành công một trường hợp dị tật tim bẩm sinh phức tạp từ một bào thai 22 tuần tuổi của sản phụ người Singapore.
Ê-kíp thông tim bào thai của Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế vì có thành tích đột xuất, xuất sắc trong ca can thiệp bào thai cho thai phụ người Singapore.
Ngày 9/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã thay mặt Bộ trưởng Bộ Y tế trao bằng khen cho ê-kíp Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 thực hiện ca thông tim xuyên bào thai cho sản phụ người Singapore.