Tư vấn nuôi dưỡng trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV
Ủy ban phòng chống AIDS Tp.HCM
>> Các hình thức điều trị HIV/AIDS
Bà mẹ có HIV có nên nuôi con bằng sữa mẹ không?
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vì vi-rút HIV có thể qua sữa mẹ truyền sang cho con nên bà mẹ nhiễm HIV không nên cho con bú mẹ mà nên cho con bú sữa ngoài thay thế sữa mẹ.
Theo Tổ chức y tế thế giới, nếu 100 bà mẹ nhiễm HIV không được uống thuốc dự phòng lây truyền HIV sang con thì có nguy cơ là 30 trẻ sinh ra sẽ bị nhiễm HIV và nếu bà mẹ đó cho trẻ bú mẹ thì nguy cơ sau này sẽ tăng lên thành 45 trẻ bị nhiễm HIV.
Vậy có thể vừa cho bú sữa mẹ vừa cho bú sữa ngoài (sữa bột) được không?
Tuyệt đối không. Không nên vừa cho bú mẹ vừa cho bú sữa ngoài vì như thế em bé sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm HIV.
Việc nuôi trẻ hỗn hợp vừa bú mẹ vừa bú bình có thể là nguyên nhân tiêu chảy, phá hoại ruột trẻ và làm vi-rút HIV dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trẻ.
Nếu không có đủ điều kiện để cho em bé bú sữa ngoài hoàn toàn thì chỉ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong vài tháng đầu và cai sữa cho em bé càng sớm càng tốt, cai sữa trễ nhất là khi em bé được 6 tháng tuổi. Sau đó tiếp tục nuôi em bé bằng sữa ngoài.
Sữa thay thế sữa mẹ là gì ?
Là sữa bột công thức 1 (sữa dành cho trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi) có thành phần dinh dưỡng gần giống sữa mẹ nhằm cung cấp các dưỡng chất cần thiết để trẻ phát triển.
Pha sữa bột như thế nào là đúng?
- Bước 1: rửa sạch ly, muỗng bình sữa, núm vú và luộc kỹ trong nước sôi 10 phút.
- Bước 2: tính lượng sữa mà trẻ cần bú trong một cữ bú.
Ước lượng sữa cần cho trẻ mỗi bữa trong ngày | |||
Tháng tuổi | Sữa công thức 1 | ||
Lượng sữa/bữa | Số bữa ăn/ngày | Tổng lượng sữa/ngày | |
Từ khi sinh đến 1 tháng | 60 ml | 8 – 10 | 480 ml |
Từ 1 tháng đến 2 tháng | 90 ml | 7 – 10 | 630 ml |
Từ 2 tháng đến 4 tháng | 120 ml | 6 – 10 | 720 ml |
Từ 4 tháng đến 6 tháng | 150 ml | 6 – 8 | 900 ml |
- Bước 3: lấy lượng nước chính xác theo lượng sữa đã tính ở bước 2.
- Bước 4: dùng muỗng lường lấy lượng sữa bột theo hướng dẫn trên hộp sữa, không lấy đầy ấp muỗng mà phải gạt ngang muỗng lường bằng dụng cụ gạt (dao hoặc cán muỗng sạch)
Lưu ý: cần xem hạn dùng của hộp sữa trước khi dùng.
Hiện nay, tại các cơ sở y tế có triển khai Chương trình Phòng ngừa lây truyền HIV từ mẹ sang con có cung cấp miễn phí sữa bột thay thế sữa mẹ cho tất cả em bé sinh ra từ mẹ nhiễm HIV trong 6 tháng đầu sau sanh.
Các điểm triển khai chương trình:
BV Từ Dũ
284 Cống Quỳnh, Q1
ĐT: 39 257 202
BV Hùng Vương
128 Hồng Bàng, P12, Q5
ĐT: 39 557 476
Trung tâm Y tế Quận 2
130 Lê Văn Thịnh, Q2
ĐT: 37 270 638
Trung tâm Y tế Dự phòng Quận 4
217 Khánh Hội, Q4
ĐT: 8 261 089
Trung tâm Y tế Quận 8
82 Cao Lỗ, P4, Q8
ĐT: 8 507 083
Trung tâm Y tế Dự phòng Quận 10
475A Cách Mạng Tháng Tám, Q10
ĐT: 8 621 965
Trung tâm Y tế Dự phòng Quận 12
111 Tân Chánh Hiệp, Q12
ĐT: 2 507 950
Trung tâm Y tế Dự phòng Quận Bình Thạnh
99/6 Nơ Trang Long, Q. Bình Thạnh
ĐT: 35 512 360
Trung tâm Y tế Dự phòng Quận Thủ Đức
2 Nguyễn Văn Lịch, P. Linh Tây, Q. Thủ Đức
ĐT: 8 964 603
Bệnh viện Quận Thủ Đức
29 Phú Châu, P. Tam Phú, Q. Thủ Đức
ĐT: 98 963 194
Trung tâm Y tế Huyện Hóc Môn
65/2 B Bà Triệu Thị trấn Hóc Môn
ĐT: 38 914 208
BV Nhi Đồng 1
2 Sư Vạn Hạnh, P10, Q10
ĐT: 9 272 801
BV Nhi Đồng 2
14 Lý Tự Trọng, Q1
ĐT: 8 227 453
Đó là nhận định của bệnh viện Từ Dũ sau khi thực hiện thành công các ca thông tim can thiệp bào thai, cứu sống được 4 em bé bị dị tật tim bẩm sinh nặng kể từ đầu năm 2024 đến nay.
Ngày 15/7, Bệnh viện Từ Dũ (TP. HCM) cho biết đã thực hiện thành công thêm một ca thông tim can thiệp bào thai bị dị tật tim bẩm sinh nặng, đến nay em bé đã ra đời khoẻ mạnh.
Ngày 15-7, Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) thông tin nơi đây vừa phối hợp Bệnh viện Nhi đồng 1 mổ lấy thai cho ca thông van tim bào thai cứu thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh nặng.
Theo thống kê từ các địa phương, trong những tuần gần đây số mắc sốt xuất huyết trên cả nước đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố khu vực miền Nam với số mắc và tử vong liên tục tăng cao. Dự báo thời gian tới sẽ bước vào những tháng cao điểm mùa dịch do thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho đàn muỗi truyền bệnh phát triển.
Ngày 28/3/2024 Cục Y tế dự phòng đã có Công văn số 249/DP-KLN ban hành khuyến nghị hàm lượng muối natri tối đa cho một số thực phẩm chế biến bao gói sẵn tại Việt Nam, trong đó nhấn mạnh natri rất cần thiết đối với cơ thể con người nhưng rất ít khi bị thiếu mà nguy cơ thường bị tiêu thụ quá nhiều so với nhu cầu cơ thể và gây tác hại đối với sức khỏe.