Vi khuẩn có búi gây nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh
Những vi khuẩn có búi. |
Staphylococcus trực tiếp tự sinh sôi trên da trẻ và niêm mạc sau khi trẻ được sinh ra. Ở những người trưởng thành và trẻ lớn những vi khuẩn này thường chung sống cân bằng với những vi khuẩn khác. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra nhiễm trùng huyết khi ta mắc bệnh hay ở những trẻ sanh non.
Các nhà khoa học tin rằng những cấu trúc nhô lên trên bề mặt vi khuẩn như những sợi tóc nay đã được xác định là giúp cho vi khuẩn bám dính trên tế bào vật chủ và ngay sau đó chúng gây ra sự nhiễm khuẩn. Các nhà khoa học cũng tìm ra được LL37, là một chất liệu chống lại vi sinh vật, được tìm thấy trên da người có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn, và đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho hệ vi khuẩn cân bằng và ức chế sự tăng sinh của vi khuẩn.
Giáo sư Giovanna Marchini của viện nghiên cứu Karolinska và là bác sĩ chuyên khoa sơ sinh tại bệnh viện nhi đồng Astrid Lindgren đã trả lời rằng:”chúng tôi báo cáo nghiên cứu này không chỉ để biết thêm về khả năng gây bệnh của vi khuẩn, mà còn để hiểu được làm thế nào mà trẻ có khả năng tự bảo vệ trước sự xâm nhập của vi khuẩn, nhằm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể”.
Giáo sư Marchini nhấn mạnh rằng con người đã song hành cùng tiến hóa với một vài loại vi khuẩn có lợi, ví dụ như phần lớn những vi khuẩn đường ruột giúp sản xuất vitamin K mà chúng ta cần hằng ngày để tổng hợp các yếu tố đông máu. Vi khuẩn cũng thực sự cần thiết cho sự phát triển của hệ miễn dịch một cách có hiệu quả. Trong những năm gần đây, những vi khuẩn ”có lợi” này là đối tượng nghiên cứu của nhiều nghiên cứu chuyên sâu.
Giáo sư Marchini cho biết thêm” đó là suy nghĩ của những thập niên trước, tìm ra những vi khuẩn gây bệnh hơn là muốn ngăn ngừa nhiễm trùng ở trẻ, đồng nghĩa với bây giờ chúng ta ăn ở qua sạch sẽ đã góp phần làm tăng các trường hợp dị ứng và ”các bệnh do sống quá sạch”. ”Chúng tôi cũng nghĩ đó là một thử thách thú vị để nhận thức được sự ích lợi cho sức khỏe của những người bạn nhỏ li ti, hình tròn và có búi trên da người ”.
Bs. Nguyễn Tấn Tài
Khoa Sơ sinh – BV Từ Dũ
ScienceDaily (Apr. 30, 2009)
Nguồn: http://www.sciencedaily.com/releases/2009/04/09
Đó là nhận định của bệnh viện Từ Dũ sau khi thực hiện thành công các ca thông tim can thiệp bào thai, cứu sống được 4 em bé bị dị tật tim bẩm sinh nặng kể từ đầu năm 2024 đến nay.
Ngày 15/7, Bệnh viện Từ Dũ (TP. HCM) cho biết đã thực hiện thành công thêm một ca thông tim can thiệp bào thai bị dị tật tim bẩm sinh nặng, đến nay em bé đã ra đời khoẻ mạnh.
Ngày 15-7, Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) thông tin nơi đây vừa phối hợp Bệnh viện Nhi đồng 1 mổ lấy thai cho ca thông van tim bào thai cứu thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh nặng.
Theo thống kê từ các địa phương, trong những tuần gần đây số mắc sốt xuất huyết trên cả nước đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố khu vực miền Nam với số mắc và tử vong liên tục tăng cao. Dự báo thời gian tới sẽ bước vào những tháng cao điểm mùa dịch do thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho đàn muỗi truyền bệnh phát triển.
Ngày 28/3/2024 Cục Y tế dự phòng đã có Công văn số 249/DP-KLN ban hành khuyến nghị hàm lượng muối natri tối đa cho một số thực phẩm chế biến bao gói sẵn tại Việt Nam, trong đó nhấn mạnh natri rất cần thiết đối với cơ thể con người nhưng rất ít khi bị thiếu mà nguy cơ thường bị tiêu thụ quá nhiều so với nhu cầu cơ thể và gây tác hại đối với sức khỏe.